Thành viên:Hoangkimvietnam

Từ điển mở Wiktionary

Hoangkimvietnam[sửa]

Hoangkimvietnam là bút hiệu của Hoàng Kim ở trang cây lương thực và các trang mà ông đóng góp trên Wikipedia, Wiktionary

Tiểu sử[sửa]

Hoàng Kim sinh ngày 27 tháng 12 năm 1953 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thường trú ở thành phố Hồ Chí Minh là tiến sỹ nông học, hiện giảng dạy và nghiên cứu cây lương thựcTrường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là cựu sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, (nay là Trường Đại học Nông Lâm Huế) gia nhập quân đội (1971-1977) chuyển ngành về học tiếp ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (1977-1981). Sau đó, 25 năm liên tục gắn bó với nông dân, đồng ruộng Đồng Nai và các tỉnh phía Nam. Ông nguyên là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Ông chuyển sang giảng dạy và nghiên cứu cây lương thực ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 cho đến nay.

Tác phẩm[sửa]

Ông là tác giả, đồng tác giả của 27 giống cây trồng tốt và 5 quy trình kỹ thuật canh tác tiến bộ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận, trong đó có giống sắn KM140 đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC lần thứ 10 năm 2010. Ông đã biên tập 6 sách chuyên khảo tiếng Việt, đồng tác giả của hai sách chuyên khảo tiếng Anh và đã công bố 78 bài báo khoa học với 37 bài báo tiếng Việt và 41 bài báo tiếng Anh (a, b). Ông là chủ bút của các trang weblog TS. Hoàng Kim, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực cập nhật thường xuyên các thông tin nổi bật trong và ngoài nước về cây lương thực, khoa học cây trồng và văn hóa giáo dục Việt Nam.

Việc chính[sửa]

Yêu thích[sửa]

Quan tâm[sửa]

Quan niệm[sửa]

  • Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
  • Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật,có lời giải đúng và LÀM được việc (learning by doing).
  • Nhớ Norman Borlaug di sản, niềm tin và nghị lực: "Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó." "Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao" (Reach for the stars. Although you will never touch them, if you reach hard enough, you will find that you get a little star dust on you in the process).

Chú thích[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên hệ[sửa]