Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Từ điển mở Wiktionary
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AmieKim (thảo luận | đóng góp)
Đề mục mới: →‎Trả lời: Vắng
Dòng 201: Dòng 201:
==[[m:b:vi:Thảo luận:Trang Chính#Bình chọn cho Trang chính mới|Bình chọn]] cho Trang chính mới của Wikibooks==
==[[m:b:vi:Thảo luận:Trang Chính#Bình chọn cho Trang chính mới|Bình chọn]] cho Trang chính mới của Wikibooks==
Mời bạn tham gia bình chọn cho Trang chính mới của Wikibooks :).[[Thành viên:AmieKim|AmieKim]] ([[Thảo luận Thành viên:AmieKim|thảo luận]]) 01:06, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Mời bạn tham gia bình chọn cho Trang chính mới của Wikibooks :).[[Thành viên:AmieKim|AmieKim]] ([[Thảo luận Thành viên:AmieKim|thảo luận]]) 01:06, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)

== Trả lời: Vắng ==

Dạo này mình mải làm đồ án bạn ạ, xong việc mình sẽ trở lại :-) --[[Thành viên:Ngocminh.oss|ngọcminh.oss]] ([[Thảo luận Thành viên:Ngocminh.oss|thảo luận]]) 00:59, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)

Phiên bản lúc 00:59, ngày 3 tháng 6 năm 2012

Hoan nghênh

Chào bạn! Cám ơn các đóng góp của bạn trong mấy ngày nay. Mong là dự án này có thể phát triển nhanh lẹ với những đóng góp của những người như bạn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:36, ngày 8 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Hãy sử dụng hai bản mẫu {{m}} () và {{f}} (gc). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:07, ngày 9 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  1. (Láy) Xem đánh nhau

Re: Hỏi

Tuy phần nhiều người đã đóng góp vào đây cũng là thành viên Wikipedia tiếng Việt, hai cộng đồng wiki khác nhau hẳn. Đôi khi có người trở lại ghé thăm Wiktionary tiếng Việt và đóng góp một loạt mục từ rồi lại vắng mặt. Tôi cũng hay làm như thế vì có nhiều quan tâm khác trên Internet, nhưng tôi vẫn còn ghé vào hàng ngày để giúp đỡ người nào đang sửa đổi mục từ.

Có lẽ lý do không có một cộng đồng thường trực tại đây như bên Wikipedia là vì Laurent Bouvier (thành viên của Wiktionary tiếng Pháp) đã nhập hàng trăm ngàn mục từ vào đây từ Free Vietnamese Dictionary Project, với phép của tác giả từ điển đó. FVDP là nguồn gốc của rất nhiều từ điển trực tuyến (VDict, TraTừ...), nên có thể những người bên Wikipedia cảm thấy rằng dự án này đã hoàn thành.

Theo tôi, Wiktionary có cơ hội phát triển vượt qua những từ điển khác ở chỗ đầy đủ: không chỉ có nhiều mục từ hơn mà có nhiều ngôn ngữ và nhiều loại thông tin hơn các trang cạnh tranh. Hên là có thể sử dụng các phiên bản Wiktionary khác và TraTừ (cùng giấy phép CC BY-SA) để phát triển tới mục đích này.

FVDP chỉ là nơi xuất phát: nó có rất nhiều lỗi chính tả và nó thiếu nhiều ngôn ngữ phổ biến, thí dụ như tiếng Tây Ban Nha. Nếu chúng ta bắt đầu xây dựng những phần này, từ từ người ta sẽ nhận thấy rằng Wiktionary có nhiều triển vọng bằng Wikipedia.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:28, ngày 9 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Re: Hỏi

Dự án này sử dụng các bản mẫu mã ngôn ngữ một phần để tiêu chuẩn hóa các tên ngôn ngữ, nhưng lý do chủ yếu là ngày xưa David, một thành viên Wiktionary tiếng Hà Lan, thay đổi tất cả mọi mục từ (lúc đó không có nhiều) để sử dụng hệ thống này. Về sau, Laurent Bouvier sử dụng hệ thống này khi nhập hàng trăm ngàn mục từ dùng PiedBot. Lý lẽ của họ là rằng các phần mềm hay dịch vụ trực tuyến chỉ cần phân tích một định dạng chuẩn để rút nội dung từ Wiktionary tiếng Việt. (Mã wiki nổi tiếng về khó phân tích dùng phần mềm.)

Từ lúc đầu, tôi không thích hệ thống bản mẫu này vì làm không thể nào chỉ sửa đổi một phần mà cần phải sửa đổi cả trang. Trước đây tôi đã viết một công cụ để dễ lọc phần ngôn ngữ khi sửa đổi. Để cài đặt công cụ này trên wiki, hãy bổ sung mã nguồn này vào script cá nhân của bạn (cần bật hình dạng MonoBook và tắt các "tính năng beta".

/* Cài đặt Sectionizer (bộ soạn thảo từng phần) */
importScript("Thành viên:Mxn/sectionizer.js");
importStylesheet("Thành viên:Mxn/sectionizer.css");

Nếu có lý, tôi có thể cập nhật nó để tương tích với trình soạn thảo mới và hình dạng Vectơ.

Tôi dự định bật lên lại Tildebot để tự động thay thế mỗi lần gọi {{VieIPA}} với {{vie-pron}}. (Bot sẽ dùng danh sách này.) Đây không phải việc nhỏ: lần trước việc chỉnh lại các lần gọi VieIPA tại đây dùng Tildebot tốn vào khoảng một tuần lễ để chạy xong.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:56, ngày 10 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nếu muốn giữ khả năng phân tích tự động (machine-readability) của nội dung wiki, tôi nghĩ không nên dùng các tiêu đề thuần như vậy. Ngoài ra, các bản mẫu cũng tự động thêm các mục từ vào thể loại phù hợp. Phần "Mục từ mới" ở Trang Chính dựa trên chức năng này. Nếu nhất định muốn làm cho mã wiki dễ hiểu hơn, có lẽ các bản mẫu đổi hướng {{-danh từ-}}, {{-động từ-}}, v.v. hợp lý hơn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:00, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mẫu mục từ

Khi nào viết mục từ mới trong tiếng Việt hay tiếng Anh, gợi ý bấm một trong những nút ở hộp “Dùng mẫu để viết mục từ”. Vậy sẽ sử dụng {{vie-pron}} đúng kiểu và đặt những thể loại và cấu trúc đúng. Cám ơn! – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:10, ngày 10 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bản mẫu không có cách nào để chia ra cụm từ theo khoảng cách (hay ký tự nào đó). Đây là một trong nhiều hạn chế của MediaWiki: mã wiki không phải là một ngôn ngữ lập trình thật sự và không có mục đích cho phép phân tích chuỗi. Tuy nhiên, Wiktionary rất cần chức năng này nên phải vượt qua những hạn chế dùng một cách rất "hack". Hãy đọc và bỏ phiếu cho hai yêu cầu này. Rất nhiều người muốn nhà phát triển cài đặt một phần mở rộng StringFunctions để xử lý chuỗi, nhưng nhóm quản lý máy móc sợ về sự ổn định và tốc độ của máy chủ vì những người tạo bản mẫu hay có tính "phá vỡ giới hạn". – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:51, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tildebot đã thay 1.600 lần gọi {{VieIPA}} bằng {{vie-pron}}; còn 29.333 mục từ nữa. Có thể một số mục từ trong số đó chưa có thể sử dụng {{VieIPA}} vì là địa danh bắt nguồn từ một ngôn ngữ dân tộc thiểu số, thí dụ "Blô". Sau đây có thể sử dụng tham số giả như {{vie-pron|bờ|lô}} để cung cấp cách phát âm tại những trang đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:59, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nên xóa phần "Cách phát âm" tại các mục từ chữ Nôm. Bảng {{quốc ngữ}} đã liên kết đến các từ Quốc ngữ; người đọc có thể tra cứu các mục từ đó để xem cách phát âm. Cám ơn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:42, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Thay vì mất công phải thay thế các bản mẫu bằng tay, bạn có muốn chạy bot tại đây không? Tôi đã lập script để thay thế lấy, chỉ việc mở tài khoản mới cho bot và thiết lập thư viện pywikipediabot trên máy tính. Tôi có thể gửi script cho bạn và phong cờ bot cho tài khoản mới. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:09, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Về chữ Nôm, năm 2006, Tttrung-bot đã nhập các dữ liệu Hán-Việt và chữ Nôm từ cơ sở dữ liệu của bộ gõ WinVNKey. Tôi chỉ việc liên kết đến các trang có liên kết đến "道" ở phần "{{-nôm-}}". Về việc chạy bot, script của tôi chạy tự động, nhưng việc thiết lập pywikipediabot có thể hơi phức tạp trên Windows (trên Mac và Linux không khó mấy). Dù sao, cám ơn bạn đang nỗ lực về bản mẫu này!  – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:49, ngày 14 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Ba bài đó được liệt kê tại đây; ngoài ra, nếu vào các bài đó và mở hộp "Chữ Nôm", bạn sẽ thấy liên kết đến "". Ngoài đó thì tôi chẳng biết gì nữa về chữ đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 16:40, ngày 14 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi vì không nói đủ rõ: để chọn các từ quốc ngữ, tôi vào mỗi mục từ đó, mở hộp "Chữ Nôm", và xem chữ Tàu có nằm trong hộp đo không. Tại vì những mục từ khác chỉ liệt kê chữ trong hộp "Phiên âm Hán–Việt", có nghĩa không phải là chữ Nôm đối với những từ quốc ngữ đó. Có thể đưa các mục từ khác vào phần "Chuyển tự" của mục từ chữ Tàu. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:22, ngày 15 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nếu có một tí thì giờ, xin xem phần "!" của Thể loại:Mục từ tiếng Việt bất thường. Đây là các mục từ mà {{vie-pron}} không thể xử lý (từ viết tắt chữ đầu, tên bắt nguồn từ tiếng dân tộc thiểu số, ký hiệu hóa học, v.v.). Bạn có thể chỉnh lại các tham số của bản mẫu để bắt chước cách phát âm của người Việt, thí dụ "Bok Tới" sẽ có mã {{vie-pron|Bóc|Tới}} (?), "SIDA" sẽ có {{vie-pron|si|đa}}, và "Xá Côống" sẽ có {{vie-pron|Xá|Cô|ống}} (?). Tôi đã sửa một số mục từ nhưng hơi khó vì ít khi nghe người nói tiếng Việt như mẹ đẻ phát âm những từ ngoại ngữ. Cám ơn! – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:27, ngày 19 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Có lẽ chúng ta không thể biết chắc chắn cách phát âm mọi từ trong thể loại đó (vì nhiều cái bắt nguồn từ ngôn ngữ dân tộc thiểu số), nhưng có thể làm giả một số cách phát âm. Thí dụ "Orăng Glai" chắc được nhiều người Việt đọc như "O-răng Gơ-lai" ({{vie-pron|O|răng|Gơ|lai}}) v.v. Nếu không biết cách phát âm thì cũng có thể xóa phần Cách phát âm cho xong. Cám ơn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:11, ngày 22 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

FVDP có nhiều vấn đề chấm câu và không thống nhất kiểu bỏ dấu nối hay không. Tôi đã sửa nhiều mục từ có chính tả sai, còn những mục từ có dấu phẩy thì tôi chẳng biết tựa đúng là gì. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:35, ngày 24 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Trước hết, cám ơn bạn vì đã sửa tất cá các mục từ trong thể loại đó! Tôi đồng ý với bạn về điều cần xem lại các mục từ sử dụng dấu gạch ngang và khoảng cách, nhưng tôi nghĩ là sẽ phải chấp nhận rất nhiều ngoại lệ khi áp dụng một quy tắc như vậy. "Lớn mạnh" trong thí dụ của bạn rất rõ ràng: rất ít người còn bỏ dấu gạch ngang vào cụm từ đó. Tuy nhiên, đối với một cụm thẳng từ mới phiên âm từ ngôn ngữ phương Tây, chẳng hạn "In-đô-nê-xi-a" (hay "Inđônêxia"), thì hình như kiểu khoảng cách chưa phổ biến mấy.

Các dự án Wiktionary nói chung thường có khuynh hướng miêu tả (descriptivist) cách sử dụng ngôn ngữ trên thực tế, thay vì ra lệnh (prescriptivist) bảo cho người ta phải sử dụng cách nào. Thực sự Wikipedia tiếng Việt ngày nay không còn dám phiên âm nữa mà lại giữ nguyên từ ngoại ngữ ("México" thay vì "Mê-hi-cô". Thành thử tôi chưa chắc chắn rằng thống nhất cách sử dụng dấu gạch ngang là một điều quan trọng lắm. Dù sao, chúng ta có thể đổi hướng từ một kiểu viết sang kiểu viết khác khi nào rất tương tự (xóa/xoá, ki lô mét/ki-lô-mét/kilômét). Hơn vậy, một số phiên bản Wiktionary như tiếng Anh ngay cả có mục từ về chính tả sai phổ biến (en:mispell).

Giống như Tttrung-bot đã tạo các trang đổi hướng giữa các kiểu bỏ dấu cũ/mới, Tildebot có thể dễ dàng đổi hướng giữa các kiểu bỏ dấu gạch ngang hoặc khoảng cách hoặc viết liền. Ngoài việc đó thì tôi nghĩ chúng ta nên xem lại các mục từ bằng tay và đổi tên khi nào có cách viết phổ biến hơn.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:32, ngày 26 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Các trường trai Công giáo ở thành phố tổ chức dance với các trường gái Công giáo. Tôi chưa bao giờ đi thăm Việt Nam, nhưng dĩ nhiên tôi hy vọng là mai mốt sẽ có cơ hội. Cám ơn bạn đã đề cử bài của St. X, nhưng rất tiếc vì bài đó vẫn có nhiều vấn đề, chẳng hạn hàng chục liên kết nguồn gốc bị vỡ sau khi trường xây lại tất cả website một hai lần. :^( – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:47, ngày 22 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi vì không thấy đến yêu cầu của bạn cho đến khi bạn nhắc cho tôi. Tôi đã đăng tin tức mới lên Trang Chính về yêu cầu của bạn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:15, ngày 19 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Rất tiếc là tôi không có thì giờ phát triển bot để làm việc đó. Tuy nhiên, hình như một số người ở đấy đang cố gắng cộng thêm liên kết liên wiki vào các bài. Phần "tên địa phương" dựa trên các liên kết liên wiki nhiều. Ngoài ra, theo trang hướng dẫn này, chỉ nên đưa vào tên nào được sử dụng rộng rãi, không cần đưa tiếng Việt vào tất cả mọi bài. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 20:49, ngày 1 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nhiều khi tất cả nội dung trang có vẻ mang tính quảng cáo cũng được sao chép nguyên từ trang Web khác. Trong trường hợp này, hãy tìm kiếm một câu trong máy tìm kiếm (kẹp câu vào giữa các dấu ""); nếu nội dung cũng xuất hiện tại các trang Web cũ hơn, thay cả nội dung bằng {{thế:Vi phạm bản quyền|1=URL của bản gốc}}, rồi xóa trang khi nào bảng đó hết hạn.

Còn các thể loại đổi hướng thì không quan trọng lắm. Chúng ta có thể xóa thể loại đổi hướng sau khi xếp các trang vào thể loại mới, nhưng các trường hợp kiểu bỏ dấu vẫn có ích vì người ta thường gõ lộn.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:45, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bảng đó sẽ hết hạn sau một tháng; lúc đó trang sẽ tự động được xếp vào Thể loại:Trang có vấn đề bản quyền quá 1 tháng. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:42, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Wiktionary tiếng Việt tuân theo tiêu chuẩn mục từ của các dự án như Wiktionary tiếng Hà Lan, Pháp, chứ không phải Wiktionary tiếng Anh. Tiêu chuẩn này cho phép các phần mềm phân tích các mục từ dễ dàng hơn, nhưng dĩ nhiên khó viết bằng tay. Nếu muốn đổi qua kiểu tiếng Anh thì phải thay đổi tất cả mọi mục từ để thống nhất cấu trúc. Wiktionary không phải giống như Wikipedia vì từ điển cần thiết cấu trúc hơn bách khoa toàn thư.

Tiêu chuẩn của Wiktionary tiếng Anh là dẻo hơn (để hỗ trợ trường hợp các ngữ nghĩa dẫn xuất từ hơn một từ nguyên). Tuy nhiên, cộng đồng đó cũng vật lộn với nhiều vấn đề như làm sao chắc chắn thống nhất các đề mục. Nếu chúng ta này đưa các đề mục trực tiếp vào mục từ (thay vì qua bản mẫu), làm sao thống nhất "Tiếng Trung Quốc", "Tiếng Trung Hoa", "Tiếng Hoa", "Tiếng Tàu"...?

Trước đây tôi và Cumeo89 từng thử viết một số công cụ cơ bản để giúp cấu tạo mục từ. Trong dài hạn, chúng ta có thể phát triển một trang sửa đổi như giao diện có sẵn tại Wikisource (nhờ phần mở rộng MW:Extension:Proofread Page) và OmegaWiki. OmegaWiki tách ra khỏi Wiktionary cách đây lâu để thay đổi phần mềm wiki trở thành một cơ sở dữ liệu hợp từ điển hơn. Trong quá trình đó, họ cũng xây một trang sửa đổi rất cấu trúc.

Tôi đồng ý rằng cú pháp hiện tại rất khó dùng. Tuy nhiên, theo tôi, cách giải quyết vấn đề tốt nhất là giữ nguyên cú pháp của dữ liệu trong khi cải tiến giao diện hiển thị và sửa đổi dữ liệu đó.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:42, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Phần lớn các mục từ của Wiktionary được nhập vào bằng bot, nên việc sử dụng các bản mẫu có sẵn là hết sức thuận tiện cho bot nhập vào. Nếu muốn phát triển số lượng lớn mục từ thì tốt nhất là chọn 1 nguồn từ điển tự do như FVDP hay tratu.vn rồi dùng bot để nhập vào, chứ phát triển số lượng lớn mục từ bằng tay thì tốn quá nhiều thời gian, do số lượng thành viên Wiktionary không nhiều như Wikipedia. Tranminh360 (thảo luận) 10:30, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Chúng ta đã nhập vào tất cả nội dung dùng được trong FVDP. Nếu cũng nhập vào nội dung Tratu (cũng có giấy phép tích hợp) thì rất tốt. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:49, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nếu dịch sát theo tiếng Anh thì có một số vấn đề:

  1. Nếu sau đây người ta viết một công cụ nào cho Wiktionary, chẳng hạn Sectionizer hoặc công cụ của Cumeo89, họ sẽ cần phân tích nhiều cú pháp, và cú pháp tiếng Anh rất khó phân tích.
  2. Wiktionary tiếng Anh xếp mục từ trong thể loại dùng các bản mẫu như {{infl}} không tồn tại tại đây. Các thể loại rất quan trọng vì Trang Chính có phần "Mục từ mới" theo dõi các thể loại như Thể loại:Mục từ tiếng Anh.
  3. Hệ thống bản mẫu có thể được mở rộng trong tương lai. Thí dụ nếu sử dụng {{etym-from}} thì mai mốt có thể tự động đưa vào các thể loại như "Từ bắt nguồn từ tiếng Latinh".
  4. Thống nhất các tên gọi ngôn ngữ sẽ trở thành công việc rất khó, sẽ cần chạy bot thay vì chỉ sửa đổi một bản mẫu.

Dù sao, chúng ta cần phải cẩn thận khi nào nhập mục từ từ bất cứ wiki nào. Chẳng hạn bạn mới đầu dịch tính từ limpio thành "lau chùi" thay vì "sạch sẽ".

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:49, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Chính tả

Chào Trongphu, ghé qua để báo với bạn rằng có vài mục từ bạn tạo bị sai chính tả:

-- Prenn (thảo luận) 13:24, ngày 19 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Không bạn, từ "xung" trong tiếng Việt thì có nghĩa (tất nhiên khác với nghĩa của "sung"), nhưng "xung sức" thì là sai chính tả. Đừng hỏi vì sao hay kêu mình tìm nguồn nhé. Prenn (thảo luận) 02:58, ngày 20 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Theo thiển ý của tôi thì không nên giữ lại trang có tên sai chính tả. Tuy nhiên bạn cứ làm theo cách bạn muốn, vì tôi không hoạt động ở dự án này nên chưa nắm rõ cách làm việc cũng như các tiền lệ ở đây. Prenn (thảo luận) 03:18, ngày 20 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi là người Việt Nam, bạn à. Tôi biết cái nào là tiếng lóng, cái nào là sai chính tả. Tôi dám đảm bảo không có địa phương nào ở Việt Nam sử dụng từ "xung sức" hay "cử chi", đơn giản vì nó là sai chính tả. Tôi xin chấm dứt tại đây. Prenn (thảo luận) 03:33, ngày 20 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Vấn đề là những từ đó không phải tiếng lóng, mà là sai chính tả. Wikipedia: "Đa số các từ lóng có nguồn gốc và được sử dụng tại một địa phương nhất định, đặc biệt là giữa các miền Bắc, Trung, Nam." Vậy, từ mà dùng ở địa phương này, địa phương khác không dùng, có thể gọi là từ lóng. Đã là từ điển thì không nên có trang cho từ sai chính tả, ngay cả đổi hướng cũng không nên (cái này đã nói, tôi không biết enwikt thì không biết có cho đổi hướng từ sai chính tả không, còn Wikt tiếng Việt thì chưa rõ tiền lệ). Vậy nhé, việc bạn cho đổi hướng thì có thể tham khảo enwikt hoặc xem tiền lệ ở đây, tôi đều đồng tình, không có ý kiến gì cả. Mấy bữa nay thi cử nên nóng đầu quá, nói thì nói vậy nhưng không giận hờn gì bạn đâu. Chúc vui vẻ! (Chúng ta chỉ thảo luận về vấn đề mục từ, không nói ai đúng ai sai gì cả, cũng là để rút thêm kinh nghiệm thôi.) Prenn (thảo luận) 04:02, ngày 20 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Hoàn toàn không thỏa mãn với câu trả lời của bạn, nhưng sẽ không thảo luận nữa, vì bạn cố chấp quá, nói hoài cũng như không. :| Prenn (thảo luận) 02:11, ngày 21 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Trongphu đang nhầm lẫn nghiêm trọng về hai khái niệm: tiếng lóng và từ sai chính tả. Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Ví dụ: con ngỗng là tiếng lóng dùng để chỉ điểm 2 trong tiếng Việt, từ này thường được sử dụng trong học sinh. Một từ tiếng lóng có thể có trong từ điển, ví dụ như trong từ điển tiếng Anh, các mục từ tiếng lóng được ký hiệu là sl (viết tắt của slang). Còn từ sai chính tả hoàn toàn khác với tiếng lóng. Từ sai chính tả có nghĩa là từ đó viết sai quy tắc chính tả hiện hành của ngôn ngữ đó, và trong từ điển không bao giờ có các mục từ sai chính tả cả. Yêu cầu của từ điển là các mục từ cần phải được viết đúng chính tả, ví dụ từ cử chi, xung sức mà bạn viết là sai chính tả và không bao giờ có trong từ điển cả, nếu không tin, bạn lấy từ điển tiếng Việt bằng giấy, ví dụ như Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê ra mà tra.
Các khái niệm của Trongphu đưa ra như: những từ đọc và viết giống nhau là từ lóng, sai chính tả khá giống với từ lóng, chữ "con phoi" là sai đúng (?) và "con doi" là rất sai (?) là lấy ở sách vở nào ra vậy? Hay là do bạn tự nghĩ ra? Nếu là do bạn tự nghĩ ra thì đây đúng là quy tắc mới, xứng đáng là nhà ngôn ngữ học, hihi, bái phục. Nếu bạn đã tự nhận là nói chung vấn đề về ngôn ngữ mình không biết nhiều, hồi ở VN mới học tới lớp 7 thì tốt nhất là nên về học lại tiếng Việt đi, chứ đừng mang các mục từ sai chính tả vào Wiktionary nữa. Mục đích của từ điển là phục vụ người đọc, nhưng nó không bao gồm các mục từ sai chính tả. Cái gì có người sử dụng là bỏ vào từ điển được hết, nhận thức như vậy là sai. Bạn có biết mới rồi vụ cuốn sách Sát thủ đầu mưng mủ - Thành ngữ sành điệu bằng tranh được tung ra thị trường và bị phản đối dữ dội vì làm méo mó tiếng Việt không? Những cách nói kiểu như "Ngất ngây con gà tây", "Phi công trẻ lái máy bay bà già", "Thuận vợ thuận chồng, con đông mệt quá", "Tào lao bí đao", "Tự nhiên như cô tiên", Xấu nhưng biết phấn đấu", "Đói như con chó sói", "Một con ngựa đau, cả tàu được thêm cỏ", "Bộ đội thì phải chơi trội", "Một điều nhịn là chín điều nhịn", "Cái khó ló cái ngu" cho dù được 1 bộ phận giới trẻ sử dụng nhưng nó chẳng bao giờ được đưa vào trong từ điển đâu bạn. Mục đích của từ điển là hướng dẫn người đọc biết sử dụng đúng ngôn ngữ được mô tả trong từ điển, không kể nhiệm vụ "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" nữa.
Còn cách thảo luận của bạn: Cho dù nó là từ lóng hay sai chính tả hay gì gì đó chứng tỏ bạn không hiểu mà còn quy chụp bừa bãi, giống như kiểu Bot hay "cờ lũ" gì không cần biết, cả hai điều có mục đích như nhau bên wikipedia. Nói thật với bạn, trước kia tôi cũng đã ngộ nhận về từ sai chính tả đó bạn, xem thảo luận ở đây nhé. Và sau khi đọc kỹ tôi thấy AlleinStein nói đúng. Nếu mình không phải là chuyên gia ngôn ngữ học thì nên căn cứ vào các từ điển có sẵn hoặc nhờ các thành viên có chuyên môn giúp đỡ, chứ không nên quy chụp bừa bãi. Cách lý giải của Trongphu, quả thật là theo kiểu ai ai cũng ngửi không vônó cùn mà mài cỡ nào cũng cùn như lời AlleinStein (vì tôi cũng đã từng lý giải như vậy, và bây giờ tôi thừa nhận cách lý giải như vậy là sai). Và nếu bạn đã thừa nhận thì mình chấp nhận là mình sai đi đó thì hãy xóa các mục từ sai chính tả đó đi, sai thì sửa sai chứ đâu có gì khó, chứ đừng đưa ra mấy cái lý do ai ai cũng ngửi không vô ra đây.
Và nói thêm, tôi bỏ phiếu cho bạn là BQV ở đây là vì thấy bạn năng nổ và mong muốn bạn nâng cao chất lượng các mục từ ở đây, mục từ tiếng Việt nói riêng và các mục từ ngôn ngữ khác nói chung. Nhưng tôi thấy trình độ tiếng Việt của bạn kém quá, ví dụ như bạn nói mình thấy xung hay sung gì cũng đọc và viết giống nhau thôi thì coi chừng học sinh cấp I nó cười bạn đó, cái đó người ta gọi là "nói ngọng" đó bạn, bạn đã lẫn lộn giữa hai phụ âm s/x giống như người miền Bắc lẫn lộn giữa hai phụ âm l/n thành: Đi Hà Lội, mua cái lồi, về nấu cơm lếp. Cử tri mà viết thành cử chi tức là bạn đã lẫn lộn giữa hai phụ âm ch/tr. Nói thì có thể nói sai (do phát âm địa phương), nhưng viết thì phải viết đúng. Thành thật khuyên bạn hãy nghiêm túc nhận ra để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của mình chứ đừng suy diễn và quy chụp bừa bãi như trên. Nếu bạn không thạo ngữ pháp và chính tả tiếng Việt thì hãy học lại đi, nếu không hãy chuyển sang đóng góp các ngôn ngữ mà bạn thông thạo ấy. Cảm ơn nhiều. Thân chào bạn. Tranminh360 (thảo luận) 11:27, ngày 21 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
PS: Còn việc có một số người bỏ dấu - này ở giữa hai chữ như đi-học thì xin giải thích với bạn thế này: theo anh Tân thì trước năm 1975, ở miền Nam, người ta quy định từ ghép và từ láy, nếu tách từng từ ra mà làm thay đổi nghĩa của cụm từ, thì có dấu gạch nối; còn ở miền Bắc thì ít thấy (tuy vẫn có). Quy tắc này về sau được bỏ hẳn cho giản tiện. Còn theo quy tắc của Phan Khôi trong bài Phép làm văn: Khi nào mình dùng một động từ mà nhân quả nó là động từ kép thì thế nào cũng phải cho một cái ngang nối (trait d’union) giữa hai tiếng. Nếu không có ngang nối thì nhiều khi có thể lầm được là hai động từ. Theo chú thích của Lại Nguyên Ân: Cách dùng gạch nối để làm rõ từ kép (gồm hai tiếng trở lên) là quy tắc được tuân thủ trong viết và in sách báo ở Việt Nam cho đến những năm 1960 ; sau đó người ta bỏ dần dần và nay đã bỏ hẳn. Người ta viết như vậy là có quy tắc hẳn hoi chứ không phải viết tùy tiện đâu bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về quy tắc này thì có thể hỏi bác Duyệt-phố, bác ấy vẫn hay dùng nó khi thảo luận. Tranminh360 (thảo luận) 11:47, ngày 21 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Có lẽ bạn nói về các thông điệp như MediaWiki:Wiktionary-adj/en phải không? Sáng nay tôi đã hoàn thành dịch các bản mẫu thông dụng tại đây ra tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, theo gợi ý này. Cám ơn sự kiên nhẫn của bạn. Bây giờ những người như bạn đôi khi cần biết đầu đề có nghĩa gì trong tiếng Anh có thể cộng ?uselang=en vào cuối địa chỉ URL, còn những người nói tiếng Anh mà làm việc xuyên wiki có thể đặt ngôn ngữ mặc định là tiếng Anh trong Đặc biệt:Tùy chọn. Nếu có thì giờ rảnh, tôi sẽ bổ sung thêm bản dịch theo dự án biên dịch giao diện tại Wiktionary tiếng Ba Lan. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:48, ngày 2 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Ủa, bạn vẫn còn sử dụng sectionizer? :^) Đó là một công cụ rất cũ và mã nguồn khó duy trì. Tháng vừa rồi tôi đã viết công cụ đa năng "Table of Templates" (TOT) liệt kê các bản mẫu đầu đề trong mục lục bên phải, phỏng theo một tính năng thử nghiệm của Sáng kiến Khả dụng năm 2009. Bạn có thể bật nó lên tại Tùy chọn ("Mục lục bên cạnh hộp sửa đổi cho phép tìm tiêu đề dễ dàng trong mục từ"). Nó có lẽ không tương tích với sectionizer (phải tẩy trống Thành viên:Trongphu/monobook.js trước tiên) và cần bề ngoài Vectơ cũng như thanh công cụ sửa đổi nâng cao.

Công cụ này chưa có giao diện để thêm phần dễ dàng. Wiktionary tiếng Ba Lan có một giao diện có vẻ hay: một thanh công cụ "Đề mục ngôn ngữ mới" có nút tạo ra các đoạn tiếng Ba Lan và Anh. Chúng ta có thể mở rộng khái niệm này với các trình đơn trong thanh công cụ để chọn ngôn ngữ và từ loại. Khi nào có giờ rảnh thôi. :^)

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:42, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Mục lục chỉ là bước đầu tiên; tôi chỉ nói về nó vì nó hỗ trợ tất cả các đầu đề. Dĩ nhiên bạn có thể tiếp tục sử dụng sectionizer, nhưng tôi ngại tiếp tục phát triển nó vì mã nguồn bừa bãi cũ kỹ quá. Xin lỗi, tôi đưa liên kết sai. Đây này: bạn phải bấm nút "Nowa sekcja językowa" (tiêu đề ngôn ngữ mới). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:05, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Trang Chính mới

Tôi quên nhắc bạn thử Trang Chính mới trong Vectơ. Những thay đổi lớn nhất được áp dụng trong bề ngoài đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 11:49, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đúng là có thể tăng lên số mục từ dễ sợ bằng cách đó, nhưng ngay bây giờ tôi không lo lắng nhiều đến việc tăng lên số mục từ. Sau khi PiedBot nhập nội dung FVDP (gần như tất cả mục từ tại đây), tôi và một số thành viên khác cố gắng sửa các lỗi và mở rộng những ngôn ngữ không có trong FVDP trước khi tính đến một loạt mục từ nữa. Giấc mơ của tôi là mai mốt xây được từ điển tiếng Tây Ban Nha–Việt chính xác đầu tiên trên Internet, vì các từ điển hiện nay có vẻ dở dang. (Dĩ nhiên tôi cũng tiếp tục đóng góp vào những ngôn ngữ khác.)

Dù sao, đây là một khái niệm rất hay. Bước đầu tiên là lấy nội dung từ các trang định hướng bên Wikipedia, tại vì các trang định hướng thực sự đã được viết như một mục từ trong từ điển. Sau đó là lấy nội dung từ các thành phố và xã Việt Nam, để hoàn thành phần địa danh được nhập từ FVDP. Đồng thời tôi đang sử dụng bot tại OpenStreetMap (bản đồ wiki) để phiên âm các địa danh tại Trung Quốc ra Hán-Việt dùng nội dung Wikipedia. Sau khi làm xong, tôi sẽ đề nghị đưa OpenStreetMap tiếng Việt vào các bài địa lý của Wikipedia tiếng Việt, bắt theo Wikipedia tiếng Đức. Tôi có thể sử dụng một số mã nguồn từ bot này để giúp nhập các địa danh vào đây.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:43, ngày 14 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

hỏi từ cha

thế trước khi bị các triều đại trung quốc xâm lăng đô hộ thì người việt gọi từ cha là gì ,chí ít phải có chứ vì dù là dân tộc nào cũng có cha mẹ mà

đố vua hùng

đố bạn có thực nước văn lăn ra đời năm 2600 hay 2700 ,hay ra dời năm 600 ,700 và có 18 đời vua hùng thật không ,và ai cũng sống 100 tuổi 09:03, ngày 4 tháng 2 năm 2012 (UTC)tungin

Nhờ bạn viết một số mục từ [1].Yduocizm (thảo luận) 13:50, ngày 9 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Nếu bạn ít rảnh thì giúp mình dọn dẹp một số trang [2] nhé.Yduocizm (thảo luận) 03:09, ngày 11 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

OK, đã làm xong. Thực sự hộp mẫu này rất cơ bản; chúng ta cần thiết kế và xây dựng một công cụ tạo mục từ dễ sử dụng hơn. Trước đây cũng có người yêu cầu một mẫu mục từ chữ Hán; Tildebot chắc cần nhập cơ sở dữ liệu Unihan vào các bản mẫu để cung cấp thông tin ký tự cho mẫu này.

Nhóm phát triển dự định cài đặt phần mở rộng Scribunto trong vòng vào tháng. Phần mở rộng này cho phép mọi người lập trình trong wiki một cách rất mạnh mẽ và nhanh nhẹ đối với hệ thống bản mẫu hiện nay. Vì những khả năng mới, tôi muốn nghĩ đến việc cải tố cách sắp xếp nội dung mục từ, chẳng hạn bản mẫu {{-paro-}} có thể tự động liệt kê các mục từ có tên tương tự, và {{-trans-}} có thể tự động sắp xếp các ngôn ngữ theo ABC. Tôi đã lập một vie-pron mới để tập viết ngôn ngữ Lua.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:59, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi, tôi hiểu nhầm vì {{-proverb-}} cho ra đề mục "Thành ngữ". Wiktionary có một vài tục ngữ nhưng thực sự Wikiquote là nơi hợp lý hơn cho các tục ngữ. Nếu muốn đưa một thành ngữ thông dụng vào đây, hãy sử dụng bản mẫu {{-idiom-}} và đưa vào Thể loại:Thành ngữ tiếng Việt.

Trong các ngôn ngữ phương Tây như tiếng Anh, Pháp, Nga..., một từ như key có nhiều từ dẫn xuất (derived words) như keyless, keystone, keyboard, turnkey... Hiện tượng này cũng xảy ra trong tiếng Việt đối với các cụm từ, nhưng đây là một phần thường gặp hơn trong các từ điển phương Tây.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:30, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Wikiquote là nơi dành cho các tục ngữ. Bạn có thể tạo ra một trang với tên "Tục ngữ Việt Nam" để liệt kê các tục ngữ và lời giải thích. Nếu vẫn còn muốn bổ sung vào đây thì bạn có thể gắn tên mẫu vào cuối địa chỉ sửa đổi trang:

http://vi.wiktionary.org/w/index.php?title=foobar&action=edit&preload=Template:new_vie_proverb

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:25, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi đã thêm vài từ loại vào hộp đó, bao gồm tục ngữ. Tất cả các phiên bản ngôn ngữ của Wikiquote có mục đích sưu tập các tục ngữ; Wikiquote coi tục ngữ là một loại danh ngôn. Hôm qua tôi đã thay đổi {{-proverb-}} thành một đề mục "Tục ngữ" có thể để ở trên. Tôi không biết về {{-prov-}}; có lẽ đây là một trong những bản mẫu đầu tiên do David tạo ra. Khi nào các mục từ không còn sử dụng bản mẫu này, bạn có thể đổi hướng nó đến {{-proverb-}} cho đại. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:13, ngày 31 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Bình chọn cho Trang chính mới của Wikibooks

Mời bạn tham gia bình chọn cho Trang chính mới của Wikibooks :).AmieKim (thảo luận) 01:06, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Trả lời: Vắng

Dạo này mình mải làm đồ án bạn ạ, xong việc mình sẽ trở lại :-) --ngọcminh.oss (thảo luận) 00:59, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]