giặt gỵa

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt[sửa]

Cách viết khác[sửa]

Từ nguyên[sửa]

Từ láy của giặt.

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
za̰ʔt˨˩ zḭʔə˨˩ja̰k˨˨ jḭə˨˨jak˨˩˨ jiə˨˩˨
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ɟat˨˨ ɟiə˨˨ɟa̰t˨˨ ɟḭə˨˨

Động từ[sửa]

giặt gỵa

  1. (thông tục, hiếm) Như giặt giũ.
    • 1962, Võ Phiến, "Lại thư nhà" trong Tùy bút (1986), tập 1, Nhà xuất bản Văn Nghệ, tr. 86:
      Ban đầu Bốn Thôi lui tới mỗi ngày vài lượt, về sau anh ta phải ở lại nhà mẹ vợ suốt nửa tháng để chăm nom thuốc thang, nấu cơm, giặt gỵa cho bà ta.
    • 1963, Bình Nguyên Lộc, Hoa-Hậu Bồ-Đào[1], Nhà xuất bản Xuân Thu, tr. 370:
      Nàng định bụng rằng có ngày sẽ tảo thanh màu đen vì mặc áo trắng, chúng nó bắt buộc phải giặt gỵa thường, không làm sao mà cầm mồ hôi lâu ngày trong đó được.
    • 1999, Hồ Trường An, Tình Sen Ý Huệ[2], Nhà xuất bản Tân Văn, tr. 365:
      Trọn ngày hôm nay, hai chị em quét tước lau chùi nhà cửa rồi giặt gỵa phơi phóng rèm màn cùng mùng mền, áo gối.

Ghi chú sử dụng[sửa]

  • Gỵa, đọc là dịa, là trường hợp duy nhất của "gy-" trong tiếng Việt hiện đại và là một trong số ít từ kết thúc bằng "-ya" (một từ khác là khuya). Một số tác giả đã thay thế nó bằng cách viết khác là gịa.

Dịch[sửa]

Tham khảo[sửa]

  • Giặt gịa, Soha Tra Từ[3], Hà Nội: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam
  • Nguyễn Dư (2009), Trên dưới, ngắn dài ra sao?, Chim Việt Cành Nam[4] (bằng tiếng Việt)