Hà Nội

Từ điển mở Wiktionary
Xem thêm: Hanoi, Hanói, Hanoï

Tiếng Việt[sửa]

Wikipedia tiếng Việt có bài viết về:
Vị trí Hà Nội trên bản đồ Việt Nam (màu đỏ đậm).

Từ nguyên[sửa]

Tên gọi Hà Nội bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) khi tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành. Hà Nội viết bằng chữ Hán là 河內 (“bao quanh bởi các con sông”), tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh: nằm giữa hai con sông là sông Hồng ở phía đông bắc và sông Đáy ở phía tây nam.[1][2]

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ha̤ː˨˩ no̰ʔj˨˩haː˧˧ no̰j˨˨haː˨˩ noj˨˩˨
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
haː˧˧ noj˨˨haː˧˧ no̰j˨˨
  • (tập tin)

Danh từ riêng[sửa]

Nội

  1. Thành phố thủ đô của Việt Nam.
    Đồng nghĩa: Thăng Long (tên gọi lịch sử), Đông Kinh (tên gọi lịch sử), Kẻ Chợ (tên gọi lịch sử), Hà Lội (hài hước)
    Bún chả Hà Nội.
    Hà Nội 36 phố phường.
    • 1985, Trịnh Công Sơn (nhạc và lời), “Nhớ mùa thu Hà Nội”:
      Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
  2. (thuộc lịch sử) Một tỉnh cũ của Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Từ dẫn xuất[sửa]

Hậu duệ[sửa]

  • Tiếng Anh: Hanoi
  • Tiếng Ba Lan: Hanoi
  • Tiếng Bồ Đào Nha: Hanói
  • Tiếng Khmer: ហានូយ (haanuuy)
  • Tiếng Nga: Ханой (Xanoj)
  • Tiếng Nhật: ハノイ (Ha Noi)
  • Tiếng Pháp: Hanoï
  • Tiếng Tây Ban Nha: Hanói
  • Tiếng Triều Tiên: 하노이 (Hanoi)
  • Tiếng Trung Quốc: 河內 (Hénèi)

Dịch[sửa]

Xem thêm[sửa]

Tên các tỉnh thành Việt Nam trong tiếng Việt (bố cục · chữ)
Thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ · Đà Nẵng · Hà Nội · Hải Phòng · Thành phố Hồ Chí Minh
Tỉnh: An Giang · Bà Rịa – Vũng Tàu · Bạc Liêu · Bắc Giang · Bắc Kạn · Bắc Ninh · Bến Tre · Bình Dương · Bình Định · Bình Phước · Bình Thuận · Cà Mau · Cao Bằng · Đắk Lắk · Đắk Nông · Điện Biên · Đồng Nai · Đồng Tháp · Gia Lai · Hà Giang · Hà Nam · Hà Tĩnh · Hải Dương · Hậu Giang · Hoà Bình · Hưng Yên · Khánh Hoà · Kiên Giang · Kon Tum · Lai Châu · Lạng Sơn · Lào Cai · Lâm Đồng · Long An · Nam Định · Nghệ An · Ninh Bình · Ninh Thuận · Phú Thọ · Phú Yên · Quảng Bình · Quảng Nam · Quảng Ngãi · Quảng Ninh · Quảng Trị · Sóc Trăng · Sơn La · Tây Ninh · Thái Bình · Thái Nguyên · Thanh Hoá · Thừa Thiên Huế · Tiền Giang · Trà Vinh · Tuyên Quang · Vĩnh Long · Vĩnh Phúc · Yên Bái

Tham khảo[sửa]

  1. An Chi. Chuyện Đông chuyện Tây, tập 2. Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa. Nhà xuất bản Trẻ. Năm 2006. Trang 88.
  2. An Chi. Chuyện Đông chuyện Tây, tập 4. Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa. Nhà xuất bản Trẻ. Năm 2006. Trang 19.