Thành viên:Dhimbambo

Từ điển mở Wiktionary

Thất Kiết Sử

- Thất: là 7

- Kiết: là xiết chặt, trói buộc

- Sử: là sai khiến, sai sử

Thất Kiết Sử là bảy pháp trói buộc con người, khiến cho đau khổ. Bảy pháp đó gồm có:

1/. Ái kiết sử: lòng yêu ghét, ưa mến, thích thú của mình đã trói buộc lại mình, làm khổ mình.

2/. Sân kiết sử: lòng sân hận, buồn tức, giận dữ của mình đã trói buộc lại mình, làm hổ mình.

3/. Kiến kiết sử: sự cố chấp cho sự hiểu biết của mình là đúng, còn tất cả sự hiểu biết khác cho là sai. Thế là nó đã trói buộc mình, làm khổ mình, và ai nói gì mình cũng chẳng nghe.

4/. Nghi kiết sử: lòng nghi ngờ tự trói buộc mình, chẳng bao giờ chịu rời bỏ khiến cho mình mất hết nghị lực.

5/. Mạn kiết sử: lòng ngã mạn, kiêu căng, tự đắc, tự trói buộc mình, lúc nào cũng tự xem mình là trên hết. Chính lòng hiu hiu tự đắc nầy đã làm khổ mình mà không dứt bỏ.

6/. Hữu tham kiết sử: những vật mà mình buông bỏ chẳng được, cứ bị nó trói buộc, làm khổ mình hoài.

7/. Vô minh kiết sử: điều mình không hiểu mà cứ nghĩ rằng mình đã hiểu, ngộ nhận mình đạt được cái này cái kia.

Thí dụ: không hiểu Tứ Thánh Định mà cứ cho là mình hiểu nên xếp nó vào loại Tiểu Thừa thiền, phàm phu thiền, ngoại đạo thiền. Không ngờ thiền nầy là Thánh Trú, là Phạm Trú, Như Lai Trú, vv..