tê giác

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt[sửa]

Từ nguyên[sửa]

Trước năm 1954, trong phương ngữ tiếng Việt miền Bắc con tê giác được gọi là “tê ngưu” (chữ Hán: 犀牛) hoặc con “”, cái sừng của con tê ngưu được gọi là “tê giác” (犀角), trong đó “giác” là từ Hán-Việt (), có nghĩa là cái sừng. Về sau nhiều người không biết “tê giác” chỉ cái sừng của con tê ngưu, nhầm tưởng tê giác là tên gọi của con vật có sừng, nên đã gọi con tê ngưu là “tê giác”.

Wikipedia tiếng Việt có bài viết về:
Tê giác được nuôi ở Việt Nam.

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
te˧˧ zaːk˧˥te˧˥ ja̰ːk˩˧te˧˧ jaːk˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
te˧˥ ɟaːk˩˩te˧˥˧ ɟa̰ːk˩˧

Danh từ[sửa]

tê giác

  1. (Cổ) Sừng của con tê ngưu.
  2. Thúguốc ngón lẻ, chân có ba ngón, da dày, có một hay hai sừng mọc trên mũi.

Dịch[sửa]

Tham khảo[sửa]