độ
Giao diện
Tiếng Việt
[sửa]Cách phát âm
[sửa]Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
ɗo̰ʔ˨˩ | ɗo̰˨˨ | ɗo˨˩˨ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
ɗo˨˨ | ɗo̰˨˨ |
Các chữ Hán có phiên âm thành “độ”
Chữ Nôm
[sửa](trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Danh từ
[sửa]- Đơn vị đo cung, đo góc, bằng 1/360 của đường tròn, hoặc 1/180 của góc bẹt (kí hiệu °).
- Vẽ một góc 60°.
- Anh ta quay 180 độ - ý nói anh ta thay đổi ý kiến, thái độ đột ngột, trái hoàn toàn với trước.
- Đơn vị đo trong thang đo nhiệt độ, nồng độ (kí hiệu °), v.v. #:Trời nóng 30°.
- Sốt 40°.
- Nước sôi ở 100°.
- Cồn 90°.
- Mức xác định trong một thang đo, một hệ thống tính toán.
- Độ ẩm không khí
- Độ nhạy của phim.
- Độ tin cậy.
- Phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng của sự vật, trong đó hai mặt chất và lượng phù hợp với nhau, khi lượng đổi đến một giới hạn nào đó thì chất đổi.
- (Thường đi đôi với "đường"). Quãng đường nào đó.
- Đi chưa được mấy độ đường.
- Nhỡ độ đường.
- Khoảng thời gian nào đó.
- Lúa đang độ con gái.
- Đào nở vừa độ Tết.
- Độ này sang năm.
Phó từ
[sửa]- Khoảng chừng.
- Dài độ 5 mét.
- Độ gần trưa thì tới nơi.
Động từ
[sửa]- (Tôn giáo) Trời hay Phật cứu giúp
- Phật độ chúng sinh.
- Thay đổi một số hoặc toàn bộ chi tiết sao cho khác biệt với hình dạng và trạng thái ban đầu của đồ vật
- Độ xe.
Từ ghép
[sửa]- Độ cao, cao độ hay chiều cao: Khoảng cách tính theo chiều thẳng đứng của một điểm hay một vị trí so với điểm tham chiếu. Thông thường, đối với người quan sát thì nó được tính theo chiều hướng lên phía trên đầu họ.
- Độ chừng: tương đương với từ "khoảng", "xấp xỉ". Ví dụ: "độ chừng 100 người".
- Độ dài, chiều dài hay độ rộng, chiều rộng: Khoảng cách tính theo chiều ngang của một điểm, một vị trí so với điểm tham chiếu. Hai từ độ dài và độ rộng sẽ phân biệt ý nghĩa khi nói đến kích thước của những vật thể có tiết diện ngang là hình chữ nhật, trong đó độ dài được coi là tính theo chiều có giá trị số đo lớn hơn.
- Độ kinh hay kinh độ: (Địa lý, thiên văn) Tọa độ của một vị trí nào đó, trên Trái Đất là tọa độ theo đường kinh tuyến.
- Độ lớn: Giá trị đo lường của một đại lượng nào đó.
- Độ lượng: Tính từ chỉ bản chất của một người rộng lượng.
- Độ nhật: Chỉ việc sống tạm bợ qua ngày bằng những công việc rất khó khăn hay sống nhờ lòng thương hại.
- Độ sâu: Khoảng cách tính theo chiều thẳng đứng của một điểm hay một vị trí so với điểm tham chiếu. Thông thường, đối với người quan sát thì nó được tính theo chiều hướng xuống phía dưới chân họ.
- Độ thân: Chỉ việc làm lụng kiếm sống.
- Độ thế: (Phật học) Cứu giúp con người khỏi sự đau khổ.
- Độ trì: (Phật học) Bảo vệ, bảo ban và giúp đỡ của một đấng thần thánh siêu nhiên.
- Độ trước: Thời gian trước đó nhưng không chỉ rõ ràng thời điểm diễn ra của một sự kiện nào đó.
- Độ vĩ hay vĩ độ: (Địa lý, thiên văn) Tọa độ của một vị trí nào đó, trên Trái Đất là tọa độ theo đường vĩ tuyến.
- Độ vong: (Phật học) Cầu nguyện cho linh hồn siêu thoát lên thiên đường hay cõi niết bàn.
- Khẩu độ: Độ mở của thiết bị quan trắc trong pháo binh, máy ảnh v.v
- Mức độ: Chỉ phạm vi ảnh hưởng của một sự kiện, một người nào đó. Ví dụ: "mức độ tàn phá của trận bão này thật khủng khiếp".
Tham khảo
[sửa]- "độ", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)