Bước tới nội dung

Wiktionary:Wiktionary dành cho thành viên Wikipedia

Từ điển mở Wiktionary
Viết tắt:
WT:WDCTVW
WT:WFW

Wiktionary và Wikipedia là các dự án anh chị em, cả hai đều trực thuộc Wikimedia và có hình thức tương tự nhau. Về hình thức chúng ta hoạt động ở đây tương tự với một số khía cạnh và cách thức hoạt động tại Wikipedia, nhưng trong mỗi khía cạnh khác, dự án có tính chất địa phương. Theo nguyên tắc chung, Witionary không phải Wikipedia; một số chính sách của chúng ta hoạt động tương tự như Wikipedia, nhưng không phải các nguyên tắc đều hoàn toàn là vậy. Không có bất kỳ một nguyên tắc chung nào của Wikipedia sẽ vẫn được áp dụng tại Wiktionary, tuy nhiên, Wiktionary và Wikipedia đôi khi có các nguyên tắc chung tương tự nhau (chẳng hạn như WT:GTY). Trong bài viết này nhằm mục đích hướng dẫn cho các thành viên đã có một số kinh nghiệm hoạt động trên Wikipedia tiếng Việt nhưng lại có ít hoặc không có kinh nghiệm tại Wiktionary tiếng Việt.

Wiktionary có một số quy định và hướng dẫn liên quan đến những thông tin có thể được đưa vào, Wikipedia cũng vậy. Cả Wiktionary và Wikipedia đều không nhầm mục đích tạo điều kiện cho những thông được thêm vào một cách bừa bãi. Cả hai dự án đều có nhưng yêu cầu và quy định chung trong việc xác định loại thông tin đưa vào đã thỏa với điều kiện đáp ứng vì dự án không dành cho "những thông tin bịa đặt". Tuy nhiên, Wiktionary là một bộ từ điển chứ không phải một bộ bách khoa toàn thư, tất nhiên Wiktionary cũng có một số quy tắc nhất định trong việc quy định đưa vào một số thuật ngữ, và có một số khác biệt quan trọng đối với các quy định của Wikipedia. Một chính sách quan trọng nhất trên Wiktionary của chúng ta là Quy định mục từ được phép đưa vào. Đây là quy định quan trọng nhất của chúng ta và là phương diện chính hỗ trợ trong việc xác định độ nổi bật của một mục từ.

Những gì có thể được đưa vào

[sửa]

Tài liệu và trích dẫn

[sửa]

Từ nguyên

[sửa]

Nguồn tham khảo

[sửa]
Xem thêm: Nguồn gốc

Nguồn tham khảo là cần thiết vì đối với Wiktionary, nó là một phần quan trọng trong việc làm nổi bật và giúp mục từ đạt được đến tiêu chuẩn, và là sự ghi công những nguồn đáng tin cậy trên mạng đã đề cập đến mục từ. Và trong dự án thì nguồn tham khảo được phân ra làm hai loại:

  1. Nguồn tham khảo từ các trang từ điển trực tuyến khác: Là để giúp cho các biên tập viên dễ dàng tạo các trang mục từ khi cảm thấy mục từ khó tạo hoặc khó hiểu ý nghĩa của mục từ. Các biên tập viên có thể tham khảo thêm những trang từ điển hệ thống tin cậy đuợc dùng trong dự án như Ho Ngoc Duc's Dictionary, WinVNKey hay hệ thống từ điển chuyên ngành Soha Tratu (nội dung có trong từ điển khác được dùng để tạo mục từ mà không ghi công nguồn thường được coi là vi phạm bản quyền và sẽ bị xóa đi, nội dung được thêm vào mục từ mà không ghi công cũng vậy, sẽ bị xóa. Nên có thể dùng bản mẫu {{R:FVDP}}, {{R:WinVNKey:Lê Sơn Thanh}}, {{R:Tratu}}) để ghi công nguồn mình đã dùng để tạo hoặc thêm vào mục từ)
  2. Nguồn tham khảo trong phần ví dụ: Việc trích dẫn câu có dùng đến từ đôi khi cũng khó khăn, nên nguồn tham khảo (từ sách, truyện, văn, thơ,...) là hữu ích được sử dụng là để trích câu có từ ngữ giống với tiêu đề của mục từ mình tạo được sử dụng trong nguồn.

Và quan trọng nhất là nguồn được dùng trong mục từ phải đảm bảo tin cậy và hữu dụng. Các nguồn không tin cậy hoặc mạo nguồn thường sẽ bị gỡ xuống.

Tạo mục từ

[sửa]

Wiktionary là một từ điển nên các trang của nó thường có xu hướng ngắn và đơn giản, chúng ta cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng quan và ngắn gọn nhất nhưng đầy đủ mọi thông tin mà một biên tập viên Wiktionary có thể tổng hợp được. Văn xuôi rất ít xuất hiện trong các bài viết mục từ trên Wiktionary. Định dạng trang của một bài viết tiêu chuẩn được hướng dẫn trong Wiktionary:Sơ đồ mục từ, đây là quy tắc quan trọng nhất của Wiktionary về cách trình bày cũng như bố cục. Mặc dù, thỉnh thoảng sẽ vẫn có ngoại lệ, như nguyên tắc về cách trình bày đã được thống nhất trên Wiktionary vẫn là quy định cứng nhắc mà tất cả các bài viết phải tuân theo.

Định dạng của các trang đã được thống nhất trên Wiktionary là sử dụng rất nhiều bản mẫu giúp tạo ra một số phần nhất định của một đề mục được nhập. Ngoài các bản mẫu chung như {{head}}{{derived}}{{label}}{{l}}{{mention}} được dùng để tạo hoặc hiện thị tự động khi nội dung được thêm vào các danh mục thích hợp. Rất hiếm trên Wiktionary một biên tập viên tự thêm nội dung một cách trực tiếp và thủ công, thay vào đó, các bản mẫu được tạo ra nhầm mục đích giúp cho công đoạn biên tập diễn ra một cách nhanh chóng.

Cấu trúc của trang

[sửa]

Cấu trúc mục từ

[sửa]

Cấu trúc thể loại

[sửa]

Cộng đồng Wiktionary

[sửa]

Cộng đồng trên Wiktionary cũng giống như cộng đồng trên Wikipedia. Nhưng Wiktionary không phải Wikpedia, nhiều những quy định trên Wiktionary có thể sẽ khác với Wikipedia.

Xem thêm

[sửa]