Wiktionary:Sơ đồ mục từ

Từ điển mở Wiktionary
Viết tắt:
WT:SDMT
Sơ đồ mục từ
Không giống ở Wikipedia, các mục từ ở Wiktionary phải tuân theo một cấu trúc chuẩn. Chúng ta cố gắng viết mục từ theo cấu trúc này dùng các bản mẫu ở dưới. Lưu ý là các loại mục từ phải có cấu trúc hơi khác nhau, tại vì các loại phải cung cấp loại thông tin khác nhau. Bạn nên xem qua một số mục từ đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Công cụ Trang ngẫu nhiên thường dẫn đến một trang đã được "wiki hóa" đúng đắn.

Bạn cũng nên đọc sơ qua các hướng dẫn Trợ giúp:Sửa đổi trước khi sửa đổi trang nào và Trợ giúp:Viết trang mới trước khi tạo ra trang mới.

Tổng quan cấu trúc[sửa]

Tên mục từ[sửa]

Tên mục từ là tên từ hoặc cụm từ của mục từ. Tên mục từ thường sẽ bắt đầu bằng chữ cái thường. Tên mục từ có thể sẽ bắt đầu bằng một chữ cái viết hoa nếu nó là một danh từ riêng hoặc một từ viết tắt.

Cơ bản[sửa]

Một mục từ đơn giản cho bất kỳ từ nào phải có các yếu tố cơ bản nhất sau của một mục từ:

  1. Ngôn ngữ của một từ (dưới dạng bản mẫu đề mục ngôn ngữ cấp 2), ví dụ như {{-eng-}}, {{-vie-}}.
  2. Loại từ của từ đó (dưới dạng bản mẫu đề mục loại từ cấp 3). Ví dụ như "danh từ", "động từ", "tính từ", "danh từ riêng", "giới từ", "mạo từ", v.v. Ví dụ như {{-noun-}}, {{-adj-}}, {{-verb-}},...
  3. Bản thân từ đó (sau đề mục cấp 2 loại từ) (dùng bản mẫu dòng tên mục từ hoặc bản mẫu chỉ ra đặc điểm từ đó, ví dụ như không đếm được), ví dụ như {{pn}} và các bản mẫu tương tự.
  4. Định nghĩa về từ (đứng trước “#”, tạo ra đánh số tự động): Nơi đưa ra định nghĩa về từ đó. Bất kỳ từ quan trọng nào trong định nghĩa đều có thể được liên kết.
  5. Thể loại đưa mục từ vào thể loại phù hợp, ví dụ như [[Thể loại:Danh từ tiếng Việt]], [[Thể loại:Động từ tiếng Việt]].

Ví dụ sau đây cho từ giường có các yếu tố cơ bản nhất của một mục từ, mẫu này có thể được sao chép và sử dụng để bắt đầu một mục từ hoặc một phần của mục từ:

{{-vie-}} 
{{-noun-}}
{{pn}}
# [[đồ đạc|Đồ đạc]] dùng để [[ngủ]] trên. 

[[Thể loại:Danh từ tiếng Việt]]

Phức tạp[sửa]

Một mục từ phức tạp điển hình có nhiều phần có thể được định dạng như sau, ngoài những mục cơ bản ra, có thể có thêm:

  1. Phiên âm của một từ (sau phần đề mục ngôn ngữ cấp 2, dùng {{-pron-}})
  2. Ví dụ sử dụng của từ đó, để sau từng định nghĩa. Những câu này phải minh họa cho từ và cách nó được sử dụng thay vì chỉ bao gồm từ đó. Khi từ xuất hiện trong ví dụ, nó phải được in đậm. Ví dụ phải được in nghiêng, có thể dùng bản mẫu {{ux}} (đối với một ngôn ngữ) hoặc {{ví dụ}} (đối với hai hay nhiều ngôn ngữ) để in nghiêng phần ví dụ.
  3. Từ đồng nghĩa khác của một từ (sau phần nghĩa của mục từ), dưới bản mẫu {{-syn-}}
  4. Phần dịch ngôn ngữ khác của một từ (sau phần nghĩa hoặc từ đồng nghĩa của mục từ, dùng {{-trans-}})
  5. “Tham khảo” (dưới dạng bản mẫu đề mục cấp 3 {{-ref-}} sau phần nghĩa hoặc từ đồng nghĩa của mục từ) (nếu cần thiết).
  6. Nguồn có thể xác minh được nơi bạn tìm thấy từ này sau {{-ref-}} (nếu cần thiết).
  7. Thể loại có thể được thêm vào ở cuối dòng sử dụng bản mẫu thể loại như {{catname}} để thêm thể loại.

Ví dụ từ hệ điều hành và có những phần phức tạp thường thấy nhất của một mục từ phức tạp. Ví dụ này có thể được sao chép và sử dụng để bắt đầu một mục từ hoặc một phần của mục từ.

{{-vie-}}

{{-pron-}}
{{vie-pron}}

{{-noun-}}
{{pn}}
# {{context|tin học}} [[phần mềm|Phần mềm]] [[cài đặt]] trên các [[thiết bị]] [[điện tử]], điều khiển [[máy tính]] và hoạt động như lớp trung gian giữa [[phần cứng]] với [[ứng dụng]] và [[người dùng]].
#: ''Linux, Windows, Unix, là một số '''hệ điều hành''' thông dụng.''

{{-trans-}}
{{trans-top|phần mềm điều khiển máy tính}}
* {{dan}}: [[operativsystemet]], [[styresystem]]
* {{nld}}: [[besturingssysteem]] {{n}}
* {{eng}}: [[operating system]]
{{trans-mid}}
* {{kor}}: [[운영체제]] (unyeongcheje)
* {{lat}}: [[systema interna]] {{f}}, [[systema operationis]] {{f}}
* {{pol}}: [[system operacyjny]] {{m}}
{{trans-bottom}}


{{catname|Danh từ|tiếng Việt}}

Đối với mục từ ngôn ngữ khác tiếng Việt[sửa]

Mục từ cho các ngôn ngữ khác phải tuân theo định dạng chuẩn như trên có thể bất kể ngôn ngữ của từ đó. Nhưng đưa ra một bản dịch tiếng Việt ý nghĩa của từ đó thay vì ý nghĩa chi tiết như mục từ tiếng Việt.

Cấu trúc chi tiết[sửa]

Trước phần ngôn ngữ đầu tiên[sửa]

Khi một từ nhiều cách viết khác nhau như viết hoa, có dấu câu, dấu phụ, chữ ghép, kết hợp với số và các ký hiệu khác. Sử dụng bản mẫu {{also}} đầu trang để liên kết chéo giữa chúng. Ví dụ:

{{also|Pan|PAN|pan-|Pan-}}

Ngôn ngữ[sửa]

Mục từ ở Wiktionary tiếng Việt có thể bao gồm định nghĩa, cách phát âm... của từ trong nhiều ngôn ngữ. Chẳng hạn ser là từ viết tắt trong tiếng Anh, danh từ trong tiếng Ba Lan, và động từ trong tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha. Điểm hay của Wiktionary là Wiktionary sẽ cho bạn biết về các ý nghĩa của từ trong nhiều ngôn ngữ cùng lúc.

Để tránh sự lẫn lộn giữa các ý nghĩa khác nhau của các ngôn ngữ ở đây, mỗi mục từ được chia ra theo ngôn ngữ bằng cách sử dụng bản mẫu đề mục ngôn ngữ có mã ngôn ngữ gồm ba chữ cái theo mã ISO 639-3. Việc này cũng nhầm xếp mục từ vào thể loại đúng và thống kê chính xác mục từ theo từng ngôn ngữ.

Để có thể thêm một phần ngôn ngữ mới dễ dàng, chúng ta cứ đưa vào bản mẫu đề mục ngôn ngữ mới vào mỗi mục từ. Nếu một mục từ có nhiều ngôn ngữ, các ngôn ngữ này nên được để theo thứ tự bảng chữ cái, với tiếng Việt ở trên cùng. Bạn cũng có thể để phần ngôn ngữ được phân tách với nhau bằng một đường ngang, được tạo bằng mã bốn dấu gạch ngang (----) để đảm bảo phân biệt được các ngôn ngữ với nhau.

Bạn có thể bắt đầu một phần đề mục ngôn ngữ mới dùng cú pháp này vào dòng riêng:

{{-[Mã ngôn ngữ]-}}

Trong đó thay thế [Mã ngôn ngữ] mã ISO 639-3 đúng với ngôn ngữ tương ứng muốn thêm vào. Ví dụ sử dụng {{-vie-}} với mã "vie" là mã ISO 639-3 để tạo ra phần đề mục ngôn ngữ của tiếng Việt. Đây là một số mã phổ biến nhất:

Ngôn ngữ Bản mẫu theo mã ISO 639-3
Việt {{-vie-}}
Anh {{-eng-}}
Ba Lan {{-pol-}}
Bồ Đào Nha {{-por-}}
Đức {{-deu-}}
Hà Lan {{-nld-}}
Ido {{-ido-}}
Latinh {{-lat-}}
Na Uy {{-nor-}}[1]
Nhật {{-jpn-}}
Nga {{-rus-}}
Pháp {{-fra-}}
Tây Ban Nha {{-spa-}}
Thụy Điển {{-swe-}}
Trung Quốc {{-zho-}}[2]
 • Ngô {{-wuu-}}
 • Mân Đông {{-cdo-}}
 • Mân Nam {{-nan-}}
 • Quan Thoại {{-cmn-}}
 • Quảng Đông {{-yue-}}
Ý {{-ita-}}

Đây chỉ là vài trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bạn có thể xem danh sách bản mẫu đề mục ngôn ngữ đầy đủ tại Thể loại:Bản mẫu đề mục. Nếu bạn viết về một ngôn ngữ chưa có mã ISO 639, xin nhắn tin vào trang thảo luận chung.

Trước phần thân mục từ[sửa]

Đây là những phần trước thân mục từ không phụ thuộc vào nghĩa của từ. Phần này chỉ ra cấu trúc từ và mối quan hệ của từ với các từ khác. Bạn có thể đưa vào nếu bạn nghĩ chúng hữu ích, nhưng nếu bạn không có đủ khả năng, nguồn lực hoặc thời gian cần thiết, thì bạn không cần phải thêm chúng.

Hình ảnh[sửa]

Hình ảnh rất hữu ích trong việc đưa ra minh họa cho một từ, đặc biệt đối với người xem không rành tiếng Việt vẫn có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa từ. Bạn có thể tìm kiếm cho những hình ảnh minh họa từ này một cách đơn giản tại kho tư liệu Wikimedia Commons rồi đặt trong hình ảnh trên một trang, sử dụng mã sau đây trong hầu hết các trường hợp:

[[File:TÊN TẬP TIN.jpg|thumb|Chú thích ảnh]]

Đối với hầu hết trường gợp, hình ảnh phải được đặt ở phía bên phải của trang và có kích thước tối đa là 200px. Mã trên có thể được sử dụng để thực hiện việc này tự động.

Ví dụ
Trái Đất

Chẳng hạn để minh họa từ "Trái Đất", hiện có hình ở bên phải dùng mã này:

[[Tập tin:The Earth seen from Apollo 17.jpg|thumb|Trái Đất]]

Từ nguyên[sửa]

Xem Wiktionary:Từ nguyên

Thường là những ngôn ngữ phương Tây có nhiều thông tin từ nguyên hơn tiếng Việt. Nếu có thông tin từ nguyên về từ này, hãy bắt đầu phần từ nguyên bằng mã:

{{-etymology-}}

hay:

{{-etym-}}

Sau đó, bạn có thể chú thích từ nguyên bằng văn xuôi hoặc dùng {{etym}} để xây dựng một "cây" từ nguyên đẹp đẽ dễ hiểu. Bản mẫu này sử dụng một cú pháp đặc biệt để tạo ra một cấu trúc dễ phân tích dùng phần mềm. Xem các ví dụ tại Bản mẫu:etym.

Cách phát âm[sửa]

Tại vì đây có nhiều từ trong ngôn ngữ khác, mọi mục từ nên có phần phát âm vì độc giả có thể cần thông tin chỉ dẫn cách phát âm do cách phát âm rất khác nhau giữa các phương ngữ và những người không phải là ngôn ngữ học thường gặp khó khăn khi viết ra các cách phát âm đúng cách. Chúng ta hay sử dụng hệ thống Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA) để tiêu biểu cho các âm khác nhau. Sau đây là một số cách để thêm phiên âm vào mục từ nếu bạn không hiểu IPA.

Tiếng Việt[sửa]

Nếu bạn đang viết về tiếng Việt, bạn có thể dùng mã này để hiển thị bảng cách phát âm chứa sáu giọng phổ biến tại Việt Nam:

{{-pron-}}
{{vie-pron}}

Những từ tiếng Việt được mượn từ ngôn ngữ khác và không tuân theo chính tả tiếng Việt sẽ gây lỗi kịch bản. Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách đưa phiên âm vào tham số của bản mẫu cách phát âm:

{{-pron-}}
{{vie-pron|ki-lô-mét}}
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ki˧˧ lo˧˧ mɛt˧˥ki˧˥ lo˧˥ mɛ̰k˩˧ki˧˧ lo˧˧ mɛk˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ki˧˥ lo˧˥ mɛt˩˩ki˧˥˧ lo˧˥˧ mɛ̰t˩˧

Nhớ phân cách các âm tiết bằng dấu gạch nang (-) hoặc khoảng cách.

Tiếng Anh và các ngôn ngữ khác[sửa]

Nếu đang viết về một mục từ ngoại ngữ, chẳng hạn từ tiếng Anh ("pron" được viết tắt từ pronunciation trong tiếng Anh), có thể thêm phần phát âm điển hình có thể giống như mẫu sau, nhớ để phiên âm vào giữa các nét chéo (/ /) nó vào giữa để hiển thị phiên âm bằng phông chữ thích hợp nếu có:

{{-pron-}}
* {{IPA2|/  .......  /}}

hoặc

{{-pron-}}
* [[Wiktionary:IPA|]]: {{IPA|/  .......  /}}, {{IPA|/  .......  /}},...

Nếu bạn muốn liệt kê phần phiên âm có một hoặc nhiều phát âm và mẫu âm thanh kèm theo đó theo thứ tự, có thể liệt kê như ví dụ của từ portmanteau:

{{-pron-}}
* {{a|UK}} {{IPA|/pɔːtˈmantəʊ/}},
* {{audio | en-us-Portmanteau.ogg | Âm thanh (Mỹ)}}

Trong đó bạn có thể chỉ ra biến thể phát âm theo khu vực của từ (ví dụ chỉ ra quốc gia [(UK), (US), (Australia), ...] ở đầu phát âm) bằng cách dùng bản mẫu {{a}} và liên kết âm thanh dùng bản mẫu:âm thanh. Nếu không chỉ định quốc gia, phần phát âm có thể giống như ví dụ sau dựa trên từ liquid:

{{-pron-}}
* {{enPR|/lɪk'wɪd/}}
* {{IPA|/ˈlɪkwɪd/}}
* {{audio|en-us-liquid.ogg|Âm thanh (Mỹ)}}

Lưu ý là nếu phiên bản Wiktionary về một mục từ ngoại ngữ trong ngôn ngữ đó đã có sẵn cách phát âm của từ. Tại vì các phiên bản đó cùng dự án, bạn có thể sao chép cách phát âm đó vào đây. Nhớ vẫn kẹp nó vào giữa nét chéo (/ /).

Từ đồng âm[sửa]

Nếu có những từ đồng âm ("homo" được viết tắt từ homonym trong tiếng Anh), hãy cộng thêm phần cho nó dùng mã này:

{{-homo-}}

liệt kê các từ đồng âm ở dưới. Ví dụ cho 2 từ tiếng Anh beaterright:

{{-homo-}}
* [[beta]]
{{-homo-}}
* [[rite]]
* [[wright]]
* [[write]]
* [[ride]]

Cách chuyển tự[sửa]

Đối với những ngôn ngữ mà không sử dụng bảng chữ cái Latinh, như là tiếng Nga, nên đưa vào một số cách chuyển tự, nhất là cách chuyển tự ra chữ Latinh, để độc giả dễ đọc. Chẳng hạn đây là phần Chuyển tự của mục từ tiếng Nga автомобилестроение:

{{-translit-}}
* {{Latn}}: {{RusTrans|а|в|т|о|м|о|б|и|л|е|с|т|р|о|'|е|н|и|е}}

Lưu ý rằng "Latn" là mã chuẩn của chữ cái Latinh. Giống như với các mã ngôn ngữ, chúng ta tuân theo ISO 15924 để chỉ đến các hệ thống viết. Những mã phổ biến nhất ở đây bao gồm:

Hệ thống viết Bản mẫu theo mã ISO 15924
Latinh {{Latn}}
Braille {{Brai}}
Hangul {{Hang}}
Hán {{Hani}} (nói chung)
 • Hán giản thể {{Hans}}
 • Hán phồn thể {{Hant}}
Kirin {{Cyrl}}
Hiragana {{Hira}}

Đây chỉ là vài trong nhiều hệ thống viết trên thế giới. Bạn có thể xem danh sách bản mẫu hệ thống viết đầy đủ tại Thể loại:Bản mẫu đề mục. Nếu bạn muốn viết về một ngôn ngữ mà sử dụng bảng chữ cái chưa được hỗ trợ ở đây, xin nhắn tin vào trang thảo luận chung.

Lưu ý: Tại vì tiếng Nga có vài cách chuyển tự ra chữ Latinh khác nhau, chúng ta hiện có {{-rus-trans-}} để liệt kê các hệ thống chuyển tự phổ biến. Xin dùng nó thay vì {{RusTrans}} riêng, chẳng hạn: {{-rus-trans-|е|щ|'|ё}}.

Từ viết tương tự[sửa]

Trong tiếng Việt, có nhiều từ được viết giống nhau, chỉ đánh dấu cách nhau. Hãy bắt đầu phần này dùng mã:

{{-paro-}}

liệt kê các từ như vậy, bao gồm các từ được viết hoa / viết thường kiểu khác (chẳng hạn phápPháp). ("paro" được viết tắt từ paronym trong tiếng Anh.)

Thân mục từ[sửa]

Đây là phần chính của mục từ: thực sự mục từ vô ích nếu không có định nghĩa, và bạn nên treo bảng {{Sơ khai}} nếu gặp mục từ nào vẫn thiếu định nghĩa.

Từ loại[sửa]

Lúc này hãy xếp các ý nghĩa theo từ loại. Giống khi chia theo ngôn ngữ, bạn có thể dùng các bản mẫu sau:

Từ loại Bản mẫu Tiếng Anh
Danh từ {{-noun-}} noun
 • Danh từ riêng {{-pr-noun-}} proper noun
 • Địa danh {{-place-}} place name
Đại từ {{-pronoun-}} pronoun
Động từ {{-verb-}} verb
 • Ngoại động từ {{-tr-verb-}} transitive verb
 • Nội động từ {{-intr-verb-}} intransitive verb
 • Trợ động từ {{-aux-verb-}} auxiliary verb
Giới từ {{-prep-}} preposition
Liên từ {{-conj-}} conjunction
Phó từ, trạng từ {{-adv-}} adverb
Phụ tố {{-affix-}} affix
 • Hậu tố {{-suffix-}} suffix
 • Tiền tố {{-prefix-}} prefix
 • Trung tố {{-infix-}} infix
 • Phụ tố chu vi {{-circumfix-}} circumfix
Số từ {{-num-}} number
Thán từ {{-interj-}} interjection
Trợ từ {{-part-}} particle
Thành ngữ {{-phrase-}} phrase
Tục ngữ {{-proverb-}} proverb
Tính từ {{-adj-}} adjective
 • Mạo từ {{-article-}} article
 • Tính từ riêng {{-pr-adj-}} proper adjective
Từ viết tắt {{-abbr-}} abbreviation
Từ rút gọn {{-contr-}} contraction
Dấu câu {{-punctuation mark-}} punctuation mark
Chữ cái {{-letter-}} letter
Ký tự {{-symbol-}} symbol
Âm tiết {{-syllable-}} syllable

Đây chỉ là các từ loại phổ biến nhất ở đây; xem các bản mẫu khác tại Thể loại:Bản mẫu đề mục loại từ. Lưu ý rằng phần nhiều tên bản mẫu bắt nguồn từ tiếng Anh. Chúng ta làm vậy để có thể sử dụng nội dung của Wiktionary tiếng Việt ở các phiên bản ngoại ngữ dễ hơn.

Dòng tên mục từ[sửa]

Dòng tên mục từ là dòng ngay bên dưới phần tiêu đề loại từ, trong đó từ này được lặp lại, cùng với chữ Latinh nếu có thể.

Bạn có thể sử dụng bản mẫu chung {{pn}} bằng mã thông thường dưới đây:

{{pn}}

Nếu muốn có các thông tin khác về từ, chẳng hạn như muốn thêm giống cho từ và dạng biến cách, bạn có thể sử dụng bản mẫu dành riêng cho ngôn ngữ cụ thể như {{eng-noun-2}}, {{eng-pr-noun}} hay {{eng-adj-2}} nếu từ này là một danh từ, danh từ riêng, hay tính từ tiếng Anh. Xem những bản mẫu dòng tên mục từ có bản mẫu riêng cho từng ngôn ngữ cụ thể tại Thể loại:Bản mẫu dòng tên mục từ.

Lưu ý
  • Trước đây, một số ngôn ngữ như Tiếng Tây Ban Nha có các bản mẫu biến cách để lọt vào giữa đề mục từ loại và dòng tên mục từ. Tuy nhiên, nếu đã có bản mẫu dòng tên mục từ ở trên, không dùng những bản mẫu như vậy. Nếu bạn muốn tạo những bản mẫu biến cách, khuyến nghị bạn nên thực hiện theo phần dưới đây.
  • Một cách dùng trước đây là dùng mã in đậm '''tiếng Việt''' hoặc '''công ty''', '''công ti'''. Tuy nhiên phương pháp này không còn dùng nữa và không được khuyến khích vì sẽ tốt hơn nếu dùng bản mẫu để hiển thị tên trang mà thay vì dùng mã wiki in đậm chữ trong từng mục từ.

Định nghĩa[sửa]

Định nghĩa là phần quan trọng nhất của một từ trong từ điển. Phần định nghĩa nằm trong phần loại từ, bên dưới dòng tiêu đề mục từ, được tổ chức dưới dạng một danh sách được liệt kê đánh số. Bạn có thể liệt kê các ý nghĩa của từ vào từng dòng, mỗi dòng bắt đầu bằng một dấu thăng (#). Mỗi định nghĩa có thể được coi như một câu: bắt đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu chấm hết và có thể liên kết bất kỳ từ nào trong định nghĩa. Từ ngữ chính hoặc quan trọng trong định nghĩa nên được liên kết với các mục tương ứng.

Ví dụ:

# Có [[tác dụng]] và [[ảnh hưởng]] rất [[lớn]]; rất [[quan trọng]].

Viết định nghĩa nên ưu tiên giải thích chung hơn là viết định nghĩa ngắn gọn truyền thống. Nếu đang viết về từ ngoại ngữ, xin cố gắng chỉ đưa vào những từ hay cụm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt. Nếu có hơn khoảng bốn câu trong ý nghĩa của từ tiếng Việt, có lẽ cần tạo ra một bài mới về từ đó tại Wikipedia tiếng Việt và đặt ra liên kết đến bài đó dùng thẻ {{-info-}} ngay ở dưới đề mục ngôn ngữ.

Ví dụ, đối với mục từ tiếng Anh information technology, nghĩa tiếng Anh của từ công nghệ thông tin:

# [[công nghệ thông tin|Công nghệ thông tin]].
Nhãn ngữ cảnh[sửa]

Nhãn ngữ cảnh xác định một định nghĩa chỉ áp dụng trong ngữ cảnh hạn chế. Mục đích nhãn ngữ cảnh nhãn là chỉ ra rằng định nghĩa này xuất hiện trong một khu vực địa lý hoặc khoảng thời gian giới hạn hoặc chỉ được sử dụng bởi các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể chứ không phải bởi đại đa số. Bạn có thể thêm một hoặc nhiều nhãn có thể được đặt trước định nghĩa bằng cách dùng bản mẫu {{context}} hoặc {{term}} bằng mã ví dụ sau:

Kết quả

# {{context|máy tính}} Một [[tập hợp]] của các [[mệnh lệnh]] [[giúp]] cho [[người dùng]] [[máy tính]] [[điều khiển]] được [[chúng]] và [[tiến hành]] các [[thao tác]] [[chuyên biệt]].

  1. (máy tính) Một tập hợp của các mệnh lệnh giúp cho người dùng máy tính điều khiển được chúngtiến hành các thao tác chuyên biệt.

# {{term|Cũ}} [[công ơn|Công ơn]] [[lớn lao]].

  1. () Công ơn lớn lao.

Câu ví dụ[sửa]

Bạn có thể thêm ví dụ hoặc danh ngôn, tục ngữ theo sau mỗi định nghĩa để minh họa từ. Bằng cách

  • đặt ví dụ ngay dưới định nghĩa cần minh họa và phải thụt lề bằng cách sử dụng mã “#:” được đặt ở đầu dòng.
  • Lưu ý những câu này phải minh họa cho từ và cách nó được sử dụng thay vì chỉ bao gồm từ đó. Ví dụ phải được in nghiêng và khi từ xuất hiện trong ví dụ, nó phải được in đậm. Không được liên kết wiki bất kỳ từ nào trong ví dụ.
  • đối với các ngôn ngữ không phải tiếng Việt, hãy thêm bản dịch tiếng Việt của ví dụ vào dòng bên dưới ví dụ và được thụt lề thêm 1 cấp dòng so với ví dụ bằng mã: “#::”, trong đó từ nghĩa tiếng Việt tương ứng với bản dịch của ví dụ được in đậm.

Thí dụ:

# [[chưa hề|Chưa hề]] có, [[chưa từng]] có.
#:''event that is '''unparalleled''' in history'' 
#::sự kiện '''chưa từng có''' trong lịch sử

Bạn cũng có thể sử dụng bản mẫu {{ví dụ}} để hỗ trợ việc định dạng các câu ví dụ thay vì viết như trên. Việc này không bắt buộc, nhưng khuyến khích sử dụng cho các ví dụ không phải tiếng Việt vì cung cấp tính năng thêm bản dịch và tác giả/nguồn gốc.

Thí dụ:

# [[giường]] [[ngủ]].
#: {{ví dụ|He woke up at 6:00 and got out of '''bed'''|translation=Anh ấy thức dậy lúc 6 giờ và ra khỏi '''giường'''}}

Phần sau thân mục từ[sửa]

Đây là những phần tiêu đề khác mà bạn có thể đưa vào nếu bạn nghĩ chúng hữu ích, nhưng nếu bạn không có đủ khả năng, nguồn lực hoặc thời gian cần thiết, thì bạn không cần phải thêm chúng.

Dịch[sửa]

Hiện nay Wiktionary tiếng Việt chỉ có một số lượng nhỏ mục từ cung cấp thông tin thông dịch, nhưng bạn có thể giúp chúng ta bổ sung thêm. Thực sự bạn không cần biết cả chục thứ tiếng để viết phần dịch này: chỉ cần hiểu một ngôn ngữ khác. Có 2 cách để tạo phần này: Tạo theo tiêu chuẩn chung Wiktionary tiếng Việt hoặc chép từ Wiktionary tiếng Anh (Chẳng hạn nếu bạn đang viết mục từ "công nghệ thông tin" và cần thêm nghĩa tiếng Anh và những ngôn ngữ khác, có thể bằng cách vào mục từ information technology bên Wiktionary tiếng Anh để rút thông tin dịch rồi chép vào đây) hoặc tiêu chuẩn trước đây. Cấu trúc tạo mới phần dịch theo 2 tiêu chuẩn trên vào phải tuân theo dạng bên dưới:

Ví dụ đối với mục từ công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn chung Wiktionary tiếng Việt hoặc chép từ Wiktionary tiếng Anh (Lưu ý là mã ngôn ngữ 2 ký tự trong bản mẫu theo ISO 639-1)
{{-trans-}}
{{trans-top|thực hành tạo và/hoặc nghiên cứu các hệ thống và ứng dụng máy tính}}
* {{eng}}: {{t|en|information technology}}
* {{zho}}:
*: {{yue}}: {{t|yue|資訊科技|sc=Hani}}, {{t|yue|資讯科技|tr=zi1 seon3 fo1 gei6|sc=Hani}}
*: {{cmn}}: {{t+|cmn|信息技術|sc=Hani}}, {{t+|cmn|信息技术|tr=xìnxī jìshù|sc=Hani}}, {{t+|cmn|資訊技術|sc=Hani}}, {{t+|cmn|资讯技术|tr=zīxùn jìshù|sc=Hani}}, {{t|cmn|情報技術|sc=Hani}}, {{t|cmn|情报技术|tr=qíngbào jìshù|sc=Hani}}, {{t+|cmn|資訊科技|sc=Hani}}, {{t+|cmn|資訊科技|tr=zīxùn kējì|sc=Hani}}
* {{nld}}: {{t+|nl|informatietechnologie|f}}, {{t|nl|informatietechniek|f}}
* {{est}}: {{t|et|infotehnoloogia}}
* {{fin}}: {{t+|fi|informaatioteknologia}}, {{t+|fi|tietotekniikka}}
* {{fra}}: {{t|fr|technologie de l'information|f}}, {{t+|fr|informatique|f}}
* {{deu}}: {{t+|de|Informationstechnologie|f}}, {{t+|de|Informationstechnik|f}}
* {{ell}}: {{t|el|τεχνολογία της πληροφορίας|f}}
* {{heb}}: {{t|he|טכנולוגיית המידע}}
* {{hun}}: {{t|hu|információs technológia}}
* {{ita}}: {{t+|it|informatica|f}}
* {{jpn}}: {{t+|ja|情報技術|tr=じょうほうぎじゅつ, jōhō gijutsu}}
* {{kor}}: {{t|ko|정보기술(情報技術)}}
* {{lit}}: {{t|lt|informacinės technologijos|f-p}}
* {{nor}}:
*: {{nob}}: {{t|nb|informasjonsteknologi|m}}
*: {{nno}}: {{t|nn|informasjonsteknologi|m}}
* {{pol}}: {{t|pl|technologia informacyjna|f}}
* {{por}}: {{t+|pt|tecnologia da informação|f}}
* {{fas}}: {{t+|fa|فناوری اطلاعات}}, {{t+|fa|انفورماتیک|tr=anformâtik}}
* {{rus}}: {{t|ru|информацио́нная техноло́гия|f}}, {{t+|ru|информацио́нные техноло́гии|f-p}}, {{t+|ru|информа́тика|f}}
* {{spa}}: {{t|es|tecnología de la información|f}}, {{t+|es|informática|f}}
* {{swe}}: {{t+|sv|informationsteknologi|c}}, {{t+|sv|informationsteknik|c}}
* {{tam}}: {{t|ta|thagaval thozrilnutpam}}
* {{tha}}: {{t|th|เทคโนโลยีสารสนเทศ|tr=ték-noh-loh-yee săa-rá-sŏn-tâyt}}
* {{tur}}: {{t+|tr|bilişim teknolojisi}}
* {{ukr}}: {{t|uk|інформаці́йна техноло́гія|f}}, {{t|uk|інформаці́йні техноло́гії|f-p}}
{{trans-bottom}}
Ví dụ đối với mục từ máy tính theo tiêu chuẩn trước đây
{{-trans-}}
; công cụ nhỏ
{{đầu}}
* {{eng}}: [[calculator]]
* {{deu}}: [[Taschenrechner]]
* {{nld}}: [[rekenmachine]] {{f}}
* {{ind}}: [[kalkulator]]
* {{jpn}}: [[電卓]] ([[でんたく]], [[điện]] [[trác]], ''dentaku'')
* {{fin}}: [[laskin]]
{{giữa}}
* {{fra}}: [[calculatrice]] {{f}}
* {{spa}}: [[calculador]] {{m}}, [[calculadora]] {{f}}
* {{zho}}:
** {{Hans}}: [[计算器]] ([[kế toán]] [[khí]], ''jìsuànqì'')
** {{Hant}}: [[計算器]] ([[kế toán]] [[khí]], ''jìsuànqì'')
{{cuối}}

Việc viết theo các dạng chuẩn này để thông tin dịch này có phần cơ sở dữ liệu đàng hoàng.

Nếu bạn muốn thêm mục dịch vào, dùng theo mẫu

  • {{eng}}: [[calculator]]

sẽ tạo ra ví dụ ngay bên dưới:

Bạn cũng có thể thêm bằng cách dùng {{t}} như Wiktionary tiếng Anh theo mã bên dưới (Lưu ý: mã ngôn ngữ trong bản mẫu phải theo ISO 639-1):

  • {{deu}}: {{t|de|nicht dein Bier}}

sẽ tạo ra ví dụ ngay bên dưới

Các phần dịch phải có ba dòng {{trans-top}}, {{trans-mid}}, và {{trans-bottom}} để chia thành hai cột. Ngoài ra cũng có thể tự chia cột theo nội dung chỉ dùng {{đầu}}{{cuối}}.

Các thẻ ngôn ngữ giống những thẻ ISO được liệt kê ở phần "Ngôn ngữ" bên trên, nhưng không có dấu -nối- chung quanh. Nếu có thể, nên xếp ngôn ngữ theo thứ tự của tên ngôn ngữ, chẳng hạn tiếng Anh được xếp trước tiếng Pháp. Tuy nhiên, chúng ta hiểu là việc này hơi khó, cho nên cứ đưa vào thứ tự nào và một thành viên ở đây sẽ chỉnh lại. Nếu ngôn ngữ không được viết bằng chữ gốc Latinh, hãy chuyển tự (nếu có thể) giữa ngoặc đơn (nếu dùng cách cũ).


Từ đồng nghĩa[sửa]

Phần này dùng để lập danh sách các từ có nghĩa tương tự, được để ở dưới bản mẫu đề mục {{-syn-}}. Mỗi từ được liệt kê nên được liên kết bằng {{l}} với dấu chấm với một dấu đầu dòng * ở đầu dòng, phân tách bằng dấu phẩy nếu có nhiều từ trong cùng một dòng.

Ví dụ:

{{-syn-}}
* {{l|vie|máy tính}}
* {{l|vie|máy vi tính}}
* {{l|vie|máy điện toán}}

Từ trái nghĩa[sửa]

Phần này dùng để lập danh sách các từ trái nghĩa, được để ở dưới bản mẫu đề mục {{-ant-}}. Mỗi từ được liệt kê nên được liên kết bằng {{l}} với dấu chấm với một dấu đầu dòng * ở đầu dòng, phân tách bằng dấu phẩy nếu có nhiều từ trong cùng một dòng.

Ví dụ:

{{-ant-}}
* {{l|vie|máy tính}}
* {{l|vie|máy vi tính}}
* {{l|vie|máy điện toán}}

Từ dẫn xuất[sửa]

Phần này dùng để lập danh sách các từ cùng ngôn ngữ mà dẫn xuất từ mục từ, được để ở dưới bản mẫu đề mục {{-drv-}}. Mỗi từ được liệt kê nên được liên kết bằng {{l}} với dấu chấm với một dấu đầu dòng * ở đầu dòng, phân tách bằng dấu phẩy nếu có nhiều từ trong cùng một dòng.

Ví dụ:

{{-drv-}}
* {{l|vie|công nghệ}}
* {{l|vie|công ty}}, {{l|vie|công ti}}
* {{l|vie|mất công}}

Ghi chú sử dụng[sửa]

{{-usage-}}

Phần này dùng để ghi chú cách sử dụng mục từ này. Phần này nên bám sát những điểm cần giải thích. Kiềm chế viết dài dài dòng trong phần này; nên ghi chú rõ ràng ngắn gọn để hiệu quả hơn. Hãy nhớ mô tả cách mục từ được sử dụng, thay vì cố gắng chỉ ra cách sử dụng mục từ đó theo quan điểm của bạn.

Từ láy[sửa]

{{-redup-}}

Từ ghép và thành ngữ[sửa]

{{-compound-}}
{{-expr-}}

Từ liên quan[sửa]

{{-rel-}}

Chú thích nguồn gốc[sửa]

{{-ref-}}

Xem thêm Wiktionary:Nguồn gốc.

Thể loại[sửa]

Trong Wiktionary, hầu hết thể loại đều được thêm vào mục từ bằng bản mẫu đề mục và bản mẫu thể loại cuối trang, (ví dụ như {{-noun-}}) và {{catname}}), vì vậy không cần phải thêm thể loại bằng mã Wiki. Nhưng nếu bạn muốn thêm các thể loại cụ thể hơn vào mục từ, chỉ cần thêm mã thể loại vào phía dưới mục từ, bằng mã:

[[Thể loại:Tên thể loại]]

Lưu ý "Tên thể loại" phải luôn bắt đầu bằng chữ in hoa. Thể loại sẽ xuất hiện ở cuối trang trong một số giao diện và ở một số vị trí khác đối với các giao diện khác, bất kể được đặt ở đâu. Bạn nên đi đến cuối hộp sửa đổi, phía dưới thể loại hoặc phần nội dung cuối đã có. Việc đặt các thể loại này ở một vị trí nhất quán, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thể loại hơn khi bạn cần sửa thể loại trong một mục từ dài hơn. Nếu thể loại xuất hiện có màu đỏ thì trang thể loại đó vẫn chưa có, nhưng tất cả các mục từ đã được đưa vào thể loại đó sẽ được liệt kê ở đó. Bạn nên tạo trang thể loại, khi tạo nên thêm mô tả ngắn gọn về thể loại đó và nhớ thêm mã thể loại để đặt nó vào thể loại cấp cao hơn.

Mẫu cấu trúc chi tiết[sửa]

Cơ bản[sửa]

Đây là một mẫu mục từ đơn giản và có những phần cơ bản nhất của một mục từ. Mẫu này có thể được sao chép và sử dụng để bắt đầu một mục từ hoặc một phần của mục từ.

{{-mã ngôn ngữ của mục từ theo ISO 639-3; nếu là ký tự được dùng cho mục đích chung, dùng “mul”-}}
{{-etym-}} <!-- Từ nguyên -->
{{-pron-}} <!-- Phiên âm từ -->
* {{IPA3|mã ngôn ngữ|/phát âm/}} <!-- Phiên âm IPA -->
* {{enPR|phát âm}} <!-- Phiên âm enPR (tiếng Anh) -->
* {{âm thanh|<tên tập tin>}} <!-- Âm thanh ví dụ -->
* {{âm thanh|<tên tập tin>)}} <!-- Âm thanh ví dụ -->
{{-[từ loại]-}} <!-- Từ loại của mục từ, ví dụ như Danh từ {{-noun-}}. Nếu là ký tự được dùng cho mục đích chung, dùng “symbol” -->
{{pn}} <!-- Dòng đánh vần từ -->
# Nghĩa 1 <!-- Nghĩa 1 của từ -->
#* Ví dụ <!-- Ví dụ sử dụng nghĩa 1 của từ -->
# Nghĩa 2 <!-- Nghĩa 2 của từ -->
#* Ví dụ <!-- Ví dụ sử dụng nghĩa 2 của từ -->
#…
#(Nghĩa 𝑛 của mục từ)
{{-syn-}} <!-- Từ đồng nghĩa liên quan của từ -->
{{-ant-}} <!-- Từ trái nghĩa --> 
{{-drv-}} <!-- Từ liên hệ -->

{{catname|Tên loại từ|tên ngôn ngữ dạng "tiếng ..."}}

Phức tạp[sửa]

Cấu trúc dưới đây là cấu trúc chi tiết tất cả mục có thể trong một mục từ phức tạp hoặc nhiều loại từ/ngôn ngữ khác nhau, bạn có thể dùng mẫu này thay đổi tùy vào mục từ. Bạn có thể đưa vào những mục bổ sung này vào nếu có thể, nhưng nếu bạn không có chuyên môn, nguồn lực hoặc thời gian cần thiết, thì bạn không có cần phải thêm chúng, ví dụ phần “Tham khảo” có thể được bỏ nếu không có nguồn. Cấu trúc này cũng không phải là cấu trúc đầy đủ; có thể thêm phần khác nếu cần thiết trong một số trường hợp.

{{-mã ngôn ngữ của mục từ theo ISO 639-3; nếu là ký tự được dùng cho mục đích chung, dùng “mul”-}}

[[File:Example.jpg|thumb|Mô tả hình]] <!-- Ảnh minh họa từ, nếu có -->

{{-alternative form-}} <!-- Dạng khác của từ -->
{{-paro-}} <!-- Từ viết tương tự khác của từ -->
{{-etym-}} <!-- Từ nguyên -->
{{-pron-}} <!-- Phiên âm từ -->
* {{IPA3|mã ngôn ngữ|/phát âm/}} <!-- Phiên âm IPA -->
* {{enPR|phát âm}} <!-- Phiên âm enPR (tiếng Anh) -->
* {{âm thanh|<tên tập tin>}} <!-- Âm thanh ví dụ -->
* {{âm thanh|<tên tập tin>)}} <!-- Âm thanh ví dụ -->
{{-homo-}} <!-- Từ đồng âm -->
{{-translit-}} <!-- Chuyển tự -->
{{-[Loại từ]-}} <!-- Dạng từ, đây là có thể là "danh từ" {{-noon-}}, "động từ" {{-verb-}} hoặc tính từ "{{-adj-}},... -->
{{pn}} <!-- Dòng đánh vần từ -->
# Nghĩa 1 <!-- Nghĩa 1 của từ -->
#* Ví dụ <!-- Ví dụ sử dụng nghĩa 1 của từ -->
# Nghĩa 2 <!-- Nghĩa 2 của từ -->
#* Ví dụ <!-- Ví dụ sử dụng nghĩa 2 của từ -->
{{-usage-}} <!-- Ghi chú sử dụng của từ -->
{{-decl-}} <!-- Bảng biến cách danh từ của từ (Danh từ/Tính từ) -->
{{-forms-}} <!-- Bảng chia động từ của từ (Động từ) -->
{{-expr-}} <!-- Thành ngữ liên quan của từ -->
{{-syn-}} <!-- Từ đồng nghĩa liên quan của từ -->
{{-ant-}}<!-- Từ trái nghĩa liên quan của từ -->
{{-hyper-}} <!-- Từ có nghĩa rộng hơn -->
{{-hypo-}} <!-- Từ có nghĩa hẹp hơn -->
{{-homo-}} <!-- Từ đồng âm --> 
{{-drv-}} <!-- Từ dẫn xuất --> 
{{-rel-}} <!-- Từ liên hệ -->
{{-compound-}} <!-- Từ ghép -->
{{-redup-}} <!-- Từ láy -->
{{-anagram-}} <!-- Từ đảo chữ -->
{{-desc-}} <!-- Hậu duệ -->
{{-trans-}} <!-- Bản dịch -->
{{-see-}} <!-- Xem thêm -->
{{-ref-}} <!-- Tham khảo -->

{{catname|Tên loại từ|tên ngôn ngữ dạng "tiếng ..."}}

---- (Dòng phân cách ngôn ngữ, nếu cần thiết)

{{-mã ngôn ngữ của mục từ theo ISO 639-3; nếu là ký tự được dùng cho mục đích chung, dùng “mul”-}}
{{-verb-}} <!-- Dạng từ, đây là Động từ -->
{{pn}} <!-- Dòng đánh vần từ -->
# Nghĩa 1 <!-- Nghĩa của từ -->
#* Ví dụ <!-- Ví dụ sử dụng nghĩa của từ -->


{{catname|Tên loại từ|tên ngôn ngữ dạng "tiếng ..."}}

Chú thích[sửa]

  1. Mã của kiểu đánh vần bokmål{{-nob-}}, còn mã của nynorsk{{-nno-}}.
  2. Chúng ta thích xài những tên ngôn ngữ/phương ngữ chi tiết hơn; xem Thể loại:Mục từ tiếng Trung Quốc để biết mã của các tiếng Trung Quốc.

Xem thêm[sửa]