Bước tới nội dung

Wiktionary:Quy định cấm thành viên

Từ điển mở Wiktionary

Cấm thành viên là phương pháp mà bảo quản viên có thể dựa vào đó để ngăn không cho thành viên sửa đổi tại Wiktionary. Cấm được dùng để ngăn ngừa sự tổn hại hoặc đổ vỡ của Wiktionary, chứ không phải để trừng phạt thành viên.[1] Những biên tập viên bị cấm vẫn có thể truy cập và xem Wiktionary, nhưng không thể thực hiện một số hoặc bất kỳ thay đổi nào trên Wiktionary.

Bất kỳ thành viên nào cũng có thể yêu cầu cấm tại tin nhắn cho bảo quản viên về cấm thành viên hoặc bất kỳ thông báo nào về phá hoại tại trang đó. Các thành viên đề nghị nên cung cấp những bằng chứng đáng tin cậy để hỗ trợ cho yêu cầu cấm của mình. Bảo quản viên không bao giờ bị buộc phải khóa và được tự do nghiên cứu tình huống đó.

Nếu bạn muốn yêu cầu bỏ cấm, xin xem Chống lại quyết định cấm để có hướng dẫn thêm. Ngoài những trường hợp là sai sót do nhầm lẫn, những bảo quản viên không nên phục hồi một hành động cấm của các bảo quản viên khác mà không thảo luận trước; xem ở dưới.

Mục đích và mục tiêu

[sửa]

Tất cả việc cấm tài khoản tồn tại đều với mục đích cuối cùng là bảo vệ dự án không bị tổn hại, và giảm những rắc rối có thể trong tương lai. Khi tiêu chuẩn thấp hơn còn thiếu, hoặc vẫn còn tồn tại sự mơ hồ, việc sử dụng chức năng cấm một cách hợp lý có thể giúp đạt được điều này nhờ bốn mục tiêu quan trọng:

  1. Ngăn ngừa phá hoại và đổ vỡ sắp tới hoặc đang diễn ra đối với Wiktionary.
  2. Cản trở sự tiếp diễn các hành vi phá hoại bằng cách khiến cho việc sửa đổi khó khăn hơn.
  3. Khích lệ sự hiểu biết nhanh chóng rằng hành vi hiện tại không thể tiếp tục và sẽ không được khoan dung.
  4. Khích lệ một lề lối viết bài hiệu quả, thích hợp với quy tắc cộng đồng.


Ghi chú quan trọng – Việc cấm thành viên nhằm làm giảm khả năng xuất hiện những rắc rối trong tương lai, hoặc bằng cách xóa bỏ, hoặc khuyến khích sự thay đổi ngay tại cái gốc của vấn đề. Chúng không nhằm để sử dụng với mục đích trả đũa, trừng phạt, hoặc tại những nơi mà vấn đề về cách hành xử hiện tại không liên quan đến quy định cấm.


Với mục đích bảo vệ và khuyến khích, việc cấm thành viên có thể thay đổi về khoảng thời gian cấm để bảo vệ Wiktionary trong khi vẫn đạt được tác dụng dừng việc sửa đổi gây tổn hại và hồi phục những sửa đổi đáng quan tâm.

Khi nào cấm

[sửa]

Sau đây là những tình huống phổ biến nhất có thể áp dụng cấm. Đây không phải là một danh sách đầy đủ; cấm thành viên có thể được dùng trong những tình huống khác, theo từng quy định cụ thể liên quan đến tình huống đó.

Mặc dù đây không phải là danh sách đầy đủ, nếu một tình huống không nằm trong danh sách, nó sẽ có thể gây tranh cãi nhiều hơn. Một quy tắc bỏ túi đó là khi có nghi ngờ, đừng cấm; thay vào đó, hãy hỏi ý kiến những bảo quản viên khác để có lời khuyên. Sau khi đã cấm thành viên mà việc cấm này gây ra tranh cãi, tốt nhất là để lại một lời nhắn tại Tin nhắn cho bảo quản viên.

Bảo vệ

[sửa]

Thành viên có thể bị cấm khi cần phải bảo vệ quyền lợi, tài sản hoặc sự an toàn của Tổ chức Wikimedia, thành viên của nó hoặc công chúng. Việc cấm để bảo vệ có thể cần thiết để đáp lại:

  • liên tục tấn công cá nhân;
  • hành vi đe dọa cá nhân, lặp đi lặp lại hoặc có tính pháp lý (gồm cả bên ngoài trang Wiktionary);
  • thực hiện hành động đặt những thành viên vào sự nguy hiểm;
  • tiết lộ thông tin cá nhân (bất kể thông tin đó có chính xác hay không);
  • liên tục vi phạm bản quyền;
  • những tài khoản có vẻ đã bị ăn cắp, dùng như biện pháp khẩn cấp.

Tổn hại

[sửa]

Thành viên có thể bị cấm khi hành vi của người đó làm tổn hại nghiêm trọng dự án; có nghĩa là, khi hành viên của người đó không phù hợp với không khí văn minh, hợp tác và cản trở sự hài hòa khi các thành viên làm việc với nhau để xây dựng từ điển bách khoa. Việc khóa vì sự tổn hại có thể cần thiết để đáp lại:

Ngoài ra, một số loại tài khoản người dùng được xem là gây tổn hại và có thể bị cấm:

  • tài khoản công cộng (tài khoản mà mật khẩu bị đưa ra công cộng hoặc bị chia sẻ giữa một nhóm đông người);
  • tài khoản có tên người dùng không thích hợp;
  • Bot hoạt động mà không được chứng nhận hoặc không phù hợp để chứng nhận;
  • tài khoản, dựa trên lịch sử sửa đổi, dường như chỉ tồn tại với mục đích duy nhất hoặc chủ yếu để quảng cáo cá nhân, công ty, sản phẩm, dịch vụ, hoặc tổ chức.

Khi nào không cấm

[sửa]

Tranh chấp

[sửa]

Bảo quản viên không được cấm thành viên đang có liên quan đến một tranh cãi về nội dung với chính bảo quản viên đó; thay vào đó, họ nên báo cáo vấn đề này cho các bảo quản viên khác. Bảo quản viên cũng nên nhận thức được những mâu thuẫn về lợi ích tiềm tàng liên quan đến khu vực trang mục từ và chủ đề mà họ đang dính líu tới.

Cấm để hạ nhiệt

[sửa]

Cấm ngắn chỉ với mục đích "hạ nhiệt" một thành viên đang nóng đầu không nên được dùng, vì chúng vô hình chung chỉ đổ thêm dầu vào lửa.

Cấm theo lời tự yêu cầu

[sửa]

Đôi khi có ai đó đề nghị khóa tài khoản của họ, ví dụ như để nghỉ wiki một thời gian. Thông thường những yêu cầu như vậy bị từ chối. Có một đoạn mã viết bằng Javascipt "người muốn nghỉ wiki" có thể được dùng thay thế.

Bỏ cấm

[sửa]

Bảo quản viên không nên bỏ cấm thành viên mà bảo quản viên khác đã cấm mà không liên lạc với bảo quản viên đó và thảo luận vấn đề với họ. Không nhất thiết phải làm rõ ràng vấn đề dẫn đến cấm là gì, nhưng nó là vấn đề về sự lịch thiệp và tôn trọng lẫn nhau khi tham khảo với Bảo quản viên đã khóa. Nếu người cấm không có mặt, hoặc nếu Bảo quản viên không thể đi đến thỏa thuận, thì một cuộc thảo luận tại tin nhắn cho bảo quản viên là điều được khuyên làm.

Nếu việc khóa là do kết quả của một lỗi mơ hồ và không phải là kết quả của sự phán xử (ví dụ, nếu bảo quản viên cấm rõ ràng gõ nhầm tên thành viên), và người cấm không có mặt, thì không cần phải thảo luận trước để bỏ cấm. Nếu có sự mơ hồ, hãy thảo luận về chuyện này trước khi bỏ cấm.

Thay thế tùy chọn cấm

[sửa]

Bảo quản viên có thể bỏ cấm một thành viên để rồi cấm lại họ với những tùy chọn cấm khác, khi điều đó là cần thiết (ví dụ, nếu một lần khóa đối với một tài khoản có đăng ký đang gây ra ảnh hưởng rõ ràng đến địa chỉ IP dùng chung hoặc một thành viên đang lạm dụng chức năng gửi thư điện tử).

Cấm trong tình huống tạm thời

[sửa]

Vài loại cấm được dùng để đáp trả cho một số tình huống tạm thời cụ thể nào đó, và nên được bỏ khi tình huống đó không còn, áp dụng cho:

  • việc cấm đối với bot chưa được chứng nhận hoặc hoạt động sai nên được bỏ khi bot đã có được chứng nhận hoặc đã được sửa chữa;
  • việc cấm vì đã có đe dọa pháp lý nên được bỏ một khi lời đe dọa đó không còn nổi bật nữa.

Giáo dục và cảnh báo

[sửa]

Mọi người đều từng là người mới, và đa số chúng ta ai cũng mắc lỗi. Đó là lý do tại sao chúng hoan nghênh những người mới đếnkiên nhẫn với họ, và phải cho rằng đa số làm việc trên dự án này đang cố gắng giúp đỡ nó, chứ không làm tổn hại nó. Chúng ta cũng yêu cầu rằng người mới đến cần phải nỗ lực học các quy định và hướng dẫn của chúng ta để họ có thể học cách tránh mắc lỗi.

Trước khi đặt lệnh cấm, cần phải nỗ lực chỉ dẫn cho thành viên về quy định và hướng dẫn, và để cảnh báo họ khi hành vi của họ đang mâu thuẫn với quy định và chính sách của chúng ta. Một loạt các bản mẫu thông điệp khác nhau có sẵn để dễ sử dụng, mặc dù thông điệp tự viết theo mục đích thường được dùng hơn.

Lời cảnh báo không phải là một tiền đề để cấm (đặc biệt đối với việc cấm để bảo vệ) nhưng bảo quản viên nên nói chung đảm bảo rằng người dùng ý thức được quy định, và cho họ cơ hội thích hợp để điều chỉnh hành vi của họ cho thích hợp, trước khi cấm. Người dùng đã được nhắc nhở phải ý thức về quy định và đã có đủ cơ hội thực hiện, và những tài khoản chỉ hoặc chủ yếu dùng cho những hành động bị cấm (tài khoản con rối, phá hoại rõ ràng, công kích cá nhân, v.v.) không cần phải cảnh báo thêm.

Thực thi cấm

[sửa]

Cấm địa chỉ IP

[sửa]

Ngoài lời khuyên ở dưới, có những điều cần xem xét đặc biệt khi khóa những địa chỉ IP. Việc khóa địa chỉ IP có thể ảnh hưởng đến nhiều người dùng vì vô tình khiến thành viên khác cũng dùng địa chỉ IP đó bị cấm, và IP có thể thay đổi. Người dùng đang chuẩn bị khóa một địa chỉ IP nên ít nhất kiểm tra việc sử dụng địa chỉ đó, và xem xét thời hạn cấm một cách cẩn thận.

Thời hạn cấm

[sửa]

Mục đích của việc cấm là để ngăn chặn, chứ không phải trừng phạt. Thời hạn cấm do đó nên liên quan đến khả năng người dùng đó lặp lại những hành vi không đúng đắn. Việc cấm dài hơn đối với việc gây tổn hại lặp lại và ở mức độ cao hơn là để giảm gánh nặng quản lý; nó được cho là những thành viên như vậy có thể sẽ gây ra sự tổn tại hoặc nguy hại thường xuyên trong tương lai. Bảo quản viên nên xét tới:

  • sự nghiêm trọng của hành vi;
  • người dùng đó đã có hành vi đó trước đó hay chưa.

Việc cấm đối với địa chỉ IP dùng chung hoặc động thường ngắn hơn việc cấm đối với thành viên đã đăng ký hoặc địa chỉ IP tĩnh nếu trong cùng một tình huống, để hạn chế tác dụng phụ đối với những người dùng khác sử dụng chung địa chỉ IP đó.

Trong khi thời hạn cấm nên thay đổi tùy tình huống, có một số tiêu chuẩn chung:

  • diễn ra hành vi phá hoại thường dẫn tới cấm 24 giờ cho lần cấm đầu, sau đó tăng lên lâu hơn nếu tái phạm;
  • tài khoản được dùng chủ yếu để phá hoại bị khóa vĩnh viễn;
  • cấm để bảo vệ thường kéo dài miễn là việc bảo vệ đó còn cần thiết, thường là vĩnh viễn.

Cấm vô hạn

[sửa]

Cấm vô hạn là lần cấm không có thời hạn cố định. Cấm vô hạn thường áp dụng khi có sự phá hoại hoặc nguy cơ phá hoại rõ ràng, hoặc vi phạm ở mức độ cao các quy định. Trong những trường hợp đó việc cấm vô thời hạn có thể thích hợp để ngăn chặn các vấn đề nảy sinh cho đến khi vấn đề được giải quyết bằng thảo luận.

Thiết lập tùy chọn cấm

[sửa]

Có vài tùy chọn có sẵn để thay đổi tác dụng của việc cấm, và nên được dùng trong những tình huống cụ thể.

  • tự động cấm thường bị tắt khi cấm bot chưa chứng nhận hoặc hoạt động sai (để không cấm hoạt động của bot), mặc dù nó nên được mở khi cấm những con bot phá hoại.
  • không cho mở tài khoản thường bị tắt khi khóa tài khoản với tên sai (để cho phép người dùng tạo tài khoản có tên đúng), mặc dù nó nên được mở khi khóa các tên ác ý (ví dụ, rõ ràng tấn công các thành viên khác).
  • khóa chức năng sửa trang thảo luận cấm thành viên sửa đổi hoàn toàn trên dự án, thường bị tắt để thành viên bị cấm có thể thảo luận hoặc khiếu nại, nhưng nên được mở nếu thành viên lạm dụng trang thảo luận với mục đích quấy rối hoặc đe dọa.
  • khóa chức năng gửi thư sẽ không cho phép người dùng sử dụng gửi thư điện tử trong khi còn bị cấm. Tùy chọn này không nên dùng mặc định khi cấm một tài khoản, nhưng có nên được dùng chỉ trong trường hợp lạm dụng tính năng "gửi thư cho người này". Khi mở, nên có các nỗ lực để đảm bảo rằng trang thảo luận của thành viên vẫn không bị khóa và rằng thành viên ý thức được cách để báo cáo mà thông qua đó họ có thể thảo luận về vấn đề cấm.

Một sự "cấm mềm" là một lần cấm với chức năng tự động cấm được tắt, việc tạo tài khoản không bị tắt, và chỉ khóa thành viên vô danh được kích hoạt. Hiệu quả là để khóa những thành viên vô danh nhưng cho phép các thành viên đăng ký tiếp tục sửa chữa. Cấm mềm thường được dùng khi cấm địa chỉ IP dùng chung.

Lý do và thông báo

[sửa]

Bảo quản viên phải cung cấp một lý do cấm rõ ràng và cụ thể để chỉ ra tại sao người dùng đó bị cấm. Những lý do cấm nên tránh sử dụng những lý do chung chung càng nhiều càng tốt để thành viên bị cấm có thể hiểu chúng rõ hơn. Bảo quản viên cũng nên thông báo cho thành viên khi cấm họ bằng cách để lại lời nhắn tại trang thảo luận thành viên trừ khi họ có lý do hợp lý để không làm điều đó. Thường sẽ dễ giải thích lý do cấm ngay tại thời điểm bị cấm hơn là làm việc đó sau khi một thời gian đã qua đi.

Khi thực thi cấm, một số lý do cấm thường dùng có sẵn ở menu thả xuống; các lý do khác hoặc phụ trợ có thể bổ sung. Thành viên có thể được thông báo về việc cấm và lý do cấm sử dụng một số các bản mẫu thông điệp thuận tiện - xem Thể loại:Bản mẫu không gian tên thành viênWiktionary:Bản mẫu#Bản mẫu thông báo thành viên.

Xem thêm

[sửa]

Ghi chú

[sửa]
  1. Khóa thành viên không phải là để trị một thành viên theo nghĩa trừng phạt. Khóa đôi khi được dùng như một phương pháp ngăn chặn, làm nản lòng bất kỳ hành vi nào dẫn đến việc khóa và khuyến khích một môi trường sửa đổi hiệu quả.