Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Tranminh360

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Từ điển mở Wiktionary
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi DefenderTienMinh07 trong đề tài Thư mời tham gia biểu quyết

Hoan nghênh

[sửa]
Xin chào Tranminh360!

Wiktionary tiếng Việt đến nay đã có 282.683 mục từ, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wiktionary, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển từ điển mở này.

Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Tranminh360.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.

Bạn hãy nhớ các nguyên tắc
chỉ viết những gì thuộc từ điển,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.

Đầu tiên bạn nên mạnh dạn
thử mọi liên kết mà bạn muốn,
viết thử thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.

Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, hướng dẫn soạn thảo mục từ.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵng viết. Chúc bạn thành công.

  Tranminh360 (thảo luận) 06:39, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re: Biểu quyết chọn biểu trưng mới cho Wiktionary

[sửa]

Cuộc biểu quyết tại Meta đã kết thúc cuối tháng trước. Bây giờ những người ở Meta có một thời gian (không có ngày hạn rõ) để chỉnh sửa "biểu trưng cuốn sách". Sau đó, các wiki riêng sẽ biểu quyết chấp nhận hay từ chối nó. Đáng tiếc là những người viết quy tắc quên định rõ giai đoạn này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:27, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re: Thiều Chửu

[sửa]

Trước tiên, để làm rõ một điều Tân đã nói đến, luật bản quyền tại Florida và Ca Li không khác nhau mấy. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, các tác phẩm văn bản và một số loại nghệ thuật (và theo luật về sau, các tác phẩm thâu âm từ ngày 15 tháng 2 năm 1972 [1]) thuộc về luật bản quyền liên bang, chứ không phải luật tiểu bang.

Hán Việt tự điển chưa thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ:

  • Hoa Kỳ không áp dụng "luật thời hạn ngắn hơn".
  • Trong Tuyên cáo 7161, Tổng thống Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam.
    • Do vậy, chỉ các tác phẩm thuộc PVCC tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998 được coi là thuộc PVCC tại Hoa Kỳ, có hiệu lực ngay.
    • Hán Việt tự điển không vào PVCC tại Việt Nam cho đến năm 2004, luật bản quyền Việt Nam không có hiệu lực tại Hoa Kỳ.
  • Theo luật bản quyền Hoa Kỳ, các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên cho đến cuối năm 1977 nằm dưới bản quyền cho đến 95 năm sau khi được xuất bản lần đầu tiên – bất chấp năm tác giả chết.
    • Hình như HVTĐ được xuất bản lần đầu tiên năm 1942 bởi NXB Ðuốc Tuệ (quốc gia không quan trọng).
    • Các thời hạn bản quyền kết thúc vào cuối năm nào đó.

Do vậy, Hán Việt tự điển sẽ vào phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 1 năm 2038 (chứ không phải 2025, theo năm tác giả chết). Các dự án Wikimedia chỉ cần tuân theo luật bản quyền tại Hoa Kỳ và Ca Li, bởi vậy không cần nghĩ đến luật Pháp, mặc dù người giữ bản quyền là người Pháp. (Vì những vấn đề bản quyền của hình ảnh và phim nhạy cảm hơn, Commons cũng tôn trọng bản quyền tại "quốc gia nguồn" as a courtesy (không biết cách nào dịch).)

Nghĩ lại thì tôi không biết làm sao Trần Thế Trung biết rằng ông Đặng Thế Kiệt là người giữ bản quyền của Hán Việt tự điển. Kiệt có thể chỉ là người viết bộ gõ WinVNKey, phần mềm đó bao gồm nhiều nội dung của tự điển này.

Có lẽ chúng ta nên di chuyển các nội dung qua Wikilivres. Tôi sẽ xem lại những mục từ tại đây có thẻ {{R:Thiều Chửu}} và thay thế những thông tin được chép từ tự điện đó bằng liên kết đến tự điện tại Wikilivres.

Cám ơn bạn nhắc tôi về vấn đề bản quyền của nguồn này.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:36, ngày 14 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re: Biểu trưng wiktionary

[sửa]

Tình trạng của biểu trưng đang "mỗi người một nẻo". Theo điều lệ, trước khi các wiki có thể biểu quyết, những người tại Meta đã chỉnh sửa biểu trưng cuốn sách và nhất trí chấp nhận nó. Tác giả hình gốc đã đề xuất một hình mới, nhưng chưa có ai đưa ý kiến về nó. Người ta vẫn coi hình gốc là hình chính thức, mặc dù nó chứa văn bản vi phạm bản quyền.

Quan điểm của Quỹ Wikimedia cũng khó hiểu. Cary Bass, trước đây là một nhân viên Wikimedia, đã coi biểu trưng cuốn sách là biểu trưng chính thức của Wiktionary, bất chấp biểu quyết địa phương nào, ngoại trừ các wiki (như Wiktionary tiếng Việt) đã sử dụng biểu trưng chữ gỗ từ lâu. Có thể giải thích rằng Wikimedia muốn đặt biểu trưng mặc định cho các wiki vẫn đang sử dụng hình tiếng Anh, còn ngoài đó thì họ không quan tâm mấy.

Thực sự các biểu quyết địa phương không có quan trọng mấy. Nếu mục đích của biểu trưng cuốn sách là thống nhất các biểu trưng của Wiktionary, chỉ có Wiktionary tiếng Anh là quan trọng. Họ là lý do biểu trưng chữ gỗ không được sử dụng toàn dự án. Cuộc biểu quyết về cuốn sách tại đấy đã bị dẹp chuyện; một lần Yair Rand cố thay thế biểu trưng một cách đơn phương, nhưng các bảo quản viên khác lùi ngay. Cộng đồng đó chưa bao giờ biểu quyết ủng hộ biểu quyết nào, kể cả hình hiện hành.

Bất chấp các điều phức tạp ở trên, chắc Wiktionary tiếng Việt vẫn có thể biểu quyết giữ hay thay biểu trưng. Bạn có thể bắt đầu cuộc biểu quyết tại Thảo luận Wiktionary:Thảo luận; nên cho phép chọn từ các biểu trưng chữ gỗ, cuốn sách chỉnh sửa (do tác giả của hình gốc đề xuất), hoặc cuốn sách gốc (được chọn trong biểu quyết Meta với tỷ lệ 56%–44%). Lưu ý rằng cả hai hình cuốn sách vẫn còn vi phạm bản quyền, nên luôn phải thu nhỏ hoặc làm mờ các hình.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:23, ngày 23 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Công cụ hỗ trợ soạn thảo

[sửa]

Công cụ đó bị gẫy khi MediaWiki được nâng cấp gần đây, vì script wikibits.js được thay thế bằng jQuery. Sau khi tôi sửa script, nó hoạt động tốt trong Firefox Aurora 10.0a2.

Lưu ý rằng Firefox và SeaMonkey trên Mac đều mở trình đơn cảnh ứng (context menu) khi bấm Ctrl+cách. Do Lỗi 534.121 của Mozilla, không có thể gọi preventDefault() của sự kiện phím để chặn trình đơn này.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:07, ngày 4 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chào

[sửa]

Như mình đã nói rồi. Mình có nói những chứ đó đúng bao giờ? Còn việc mình nghĩ từ lóng là ý kiến của mình thôi chứ chả dám nói là đúng gì cả. Đây là cuộc thảo luận mà. Nếu mà các bạn nhất trí không muốn giữ các mục từ đồng âm viết khác để làm trang đổi hướng thì xóa đi thôi. Bạn hơi nặng lời đấy. Dù gì cũng cảm ơn câu giải thích của bạn.Trongphu (thảo luận) 21:57, ngày 21 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thật ra thì mình nghĩ giữ nó cũng chỉ muốn giúp người đọc thôi, thì bởi vì nó sai nên mới bỏ thành trang đổi hướng chứ ở đây có phải cố tình cho người đọc học cách viết sai chính tả đâu? Làm vậy mình chả thấy tai hại gì cho người đọc cả thậm chí còn giúp họ tìm ra từ viết đúng. Ở VN cũng có nhiều người viết sai chính tả đầy ra đấy chứ. Ừ bạn đúng. Ngữ pháp tiếng Việt của mình ngu thiệt, mình có bao giờ nói là mình giỏi chưa? Giúp được cái gì thì mình giúp thôi chứ chả giỏi giang gì. Còn vụ con voi với phoi thì như mình đã nói là mình bịa ra để ví dụ thôi chứ chả phải đúng gì cả. Thôi bạn thắng rồi, khỏi thảo luận nữa nhé. Mình sẽ làm theo ý kiến chung của cộng đồng từ này trở đi, xóa những từ sai chính tả.Trongphu (thảo luận) 22:02, ngày 21 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Navpop

[sửa]

Tôi dùng Chrome 16 beta, Firefox 9.0.1, thử dùng IE9 trên Win 7 vẫn không được. Prenn (thảo luận) 02:00, ngày 2 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

À, được rồi Tranminh ơi. Tôi thử bỏ tùy chọn gadget HotCat thì lại dùng được popups rồi. Cảm ơn bạn. Prenn (thảo luận) 05:30, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

OK, tôi đã cập nhật HotCat tại Wiktionary cũng như Wikibooks để tương tích với phiên bản mới của MediaWiki. Trong Firefox, nó mới hoạt động tốt và không còn ngăn trở các công cụ đa năng khác. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:20, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Re: Lỗi truy cập

[sửa]

Trước tiên hãy thử đăng xuất và đăng nhập lại và làm sạch vùng nhớ đệm. Hoặc có thể máy của bạn không tải được các bảng kiểu và tài nguyên khác từ máy chủ bits.wikimedia.org. Bạn có mở bảng kiểu này được không? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:11, ngày 8 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Khi gặp vấn đề này, bảng điều khiển (console hoặc error console) của trình duyệt có báo gì không? Công cụ HotCat tại đây chỉ chạy một script từ Wikimedia Commons; có lẽ Wikimedia Commons bị cấm? Rất tiếc là tôi chưa bao giờ gặp vấn đề này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 18:29, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Tranminh360. Bạn có tin nhắn mới tại trang thảo luận của Mxn.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}}.
Nếu bạn phát hiện ra những bài tương tư như những bài chip này thì mời bạn báo cho mình để mình xóa nốt luôn. Ờ mà mình cũng có nói về vấn đề này trong Mxn, mời qua đọc.Trongphu (thảo luận) 22:40, ngày 29 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hồi âm

[sửa]

Ừ đúng, nếu cực đoan thì mình chấp nhận là mình cũng hơi cực đoan. Nhưng truyền thống không cần sự giúp đỡ của người ngoại quốc là thật chứ có phải là giả đâu? Mình được cô giáo dạy ở trường khi còn ở Việt Nam mà. Mình đâu có nói là mấy thành viên cộng đồng Wikimedia tiếng Việt đều có quan điểm như vậy. Mình chỉ nếu là nhiều người Việt Nam không thích nhận sự giúp đỡ của nước ngoài. Cái này được giảng dạy rộng rãi ở VN. Chúng ta hợp tác làm ăn với người ngước ngoài được hoan nghênh nhưng ít khi người Việt ra tiếng xin xỏ người nước ngoài. Bạn nói đúng là truyền thống đó không được áp dụng ở đây. Mình không hề dùng quyền cấm ai cả, mình cũng nói rõ là nếu họ thích thì họ vẫn có thể tiếp tục sửa đổi ở đây, không có ai sẽ cấm họ. Xua đuổi thì dùng từ hơi nặng, mình chỉ nói đơn giản là người VN không thích nhận sự giúp đỡ nhưng nếu muốn họ vẫn có thể giúp. Còn ngăn cản thì mình chưa bao giờ ngăn cản ai cả. Nói chung mình cũng tham khảo với cậu Mxn, mình cũng đồng ý với cậu ta là tốt nhất nên để người ngoại quốc giúp ta. Sự việc đã chấm dứt rồi nên không cần bàn tán gì nữa. Thân!Trongphu (thảo luận) 22:44, ngày 2 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ý mình ở đây là không nhận giúp đỡ về binh lính... Chứ nhận nhiên liệu, đạn dược, đồ ăn thì mình biết là chúng ta được giúp từ rất nhiều. Mỗi người có một ý kiến khác nhau, cần được tôn trọng. Cộng với mình đâu có làm gì cản trở họ? Nếu người nước ngoài muốn thì vẫn cứ sửa đổi được đấy thôi.Trongphu (thảo luận) 02:27, ngày 4 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Re: Sửa lỗi cỡ chữ của code

[sửa]

Lỗi 26.204 mới được sửa trong phần mở rộng GeSHi hôm kia, nên không cần vội vàng khắc phục trong bảng kiểu ở đây. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:35, ngày 28 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết

[sửa]
Mời bạn cho ý kiến về việc cấp quyền Bảo quản viên cho thành viên DefenderTienMinh07 tại trang Thảo luận Wiktionary:Bảo quản viên. Xin cảm ơn.

Hãy cùng tích cực tham gia các biểu quyết và thảo luận về chúng. Mỗi hành động của bạn sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng các mục từ trên Wiktionary - tài sản chung của cộng đồng chúng ta, giúp wiki ta ngày càng phát triển vững mạnh! Thân ái!

☀DefenderTienMinh⛤☯☽ (talk) 10:25, ngày 24 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời