tao khang chi thê
Tiếng Việt
[sửa]Cách phát âm
[sửa]Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
taːw˧˧ xaːŋ˧˧ ʨi˧˧ tʰe˧˧ | taːw˧˥ kʰaːŋ˧˥ ʨi˧˥ tʰe˧˥ | taːw˧˧ kʰaːŋ˧˧ ʨi˧˧ tʰe˧˧ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
taːw˧˥ xaːŋ˧˥ ʨi˧˥ tʰe˧˥ | taːw˧˥˧ xaːŋ˧˥˧ ʨi˧˥˧ tʰe˧˥˧ |
Từ nguyên
[sửa]Phiên âm từ thành ngữ tiếng Hán 糟糠之妻.
Thành ngữ
[sửa]tao khang chi thê
- Người vợ ăn cám và bã rượu với mình; người vợ lấy mình từ lúc nghèo hèn.
- “Tao khang” là một từ gốc Hán trong tiếng Việt. Trong đó, tao nghĩa là “cặn rượu”, tức “hèm” (bộ mễ với nghĩa “gạo” quy định nét nghĩa này). Khang (cũng bộ mễ) nghĩa là “cám”, “trấu”. Như vậy, “tao khang” là một danh ngữ đẳng lập, nghĩa gốc là “bã rượu và cám”, sau đó hoán dụ để chỉ “thức ăn kham khổ của người nghèo”. Vậy, do đâu mà từ này lại chỉ nghĩa vợ chồng, tức “nghĩa tào khang”. Điều này bắt nguồn từ một điển tích trong văn hóa Trung Hoa, như sau:
Đời nhà Hán, có ông Tống Hoằng là hiền thần dưới triều Quang Vũ Đế. Ông có người vợ bị mù. Hằng ngày, tự tay ông chăm sóc vợ. Chị của vua là công chúa Dương Hồ rất ái mộ Tống Hoằng. Biết ý, vua bèn hỏi để thăm dò Tống Hoằng rằng: “Ngạn vân: quý dịch giao, phú dịch thê, hữu chư?” (tạm dịch: Ngạn ngữ nói: sang thì đổi bạn, giàu thì đổi vợ, có vậy chăng?). Ông Tống bèn trả lời: “Thần văn: bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường” (Thần nghe: người bạn thuở nghèo hèn thì không thể quên, người vợ thời cám hèm thì không thể đưa xuống nhà dưới [tức hắt hủi, phụ bạc]). Biết Tống Hoàng một lòng với vợ, vua Quang Vũ từ bỏ ý định tác hợp.
Như vậy, “tao khang” là dạng rút gọn của danh ngữ “tao khang chi thê” mà tiếng Việt ta có cụm từ tương đương là “người vợ tấm cám”, “vợ tấm mẵn”. Từ tích trên, “tao khang” được dùng để chỉ tình nghĩa vợ chồng gắn bó từ thuở nghèo khó.