phổ

Từ điển mở Wiktionary
Wikipedia tiếng Việt có bài viết về:

Tiếng Việt[sửa]

Phiên âm Hán–Việt[sửa]

Chữ Nôm[sửa]

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
fo̰˧˩˧fo˧˩˨fo˨˩˦
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
fo˧˩fo̰ʔ˧˩

Danh từ[sửa]

  1. Phân tích theo tần số của một thuộc tính vật lý.
  2. Viết tắt cho quang phổ.

Động từ[sửa]

  1. trong phổ nhạc, phổ lời, phổ thơ v.v dùng để chỉ hành động viết phần nhạc hay phần lời cho bài hát hoặc lấy một bài thơ làm nội dung cơ bản (có thể sửa đổi chút ít) cho bài hát.

Từ ghép[sửa]

  • Phổ biến: Khi là động từ, nó có nghĩa là truyền lại những điều mà một người biết cho những người khác như trong câu phổ biến kinh nghiệm, khi là tính từ - nó chỉ một sự kiện nào đó mà nhiều người đều biết, ví dụ trong câu Đây là một hiện tượng phổ biến ở loài mèo.
  • Phổ cập:Khi là động từ nó chi việc làm cho ai cũng được biết, được có (quyền), ví dụ trong câu phổ cập giáo dục. Khi là tính từ, nó có nghĩa gần giống như một việc làm mang tính bắt buộc, ví dụ câu giáo dục phổ cập.
  • Phổ dụng, giống như thông dụng: Là một tính từ để chỉ tính chất thông dụng của một sự việc hay một vật nào đó, ví dụ trong câu Đây là một vật phổ dụng trong các gia đình.
  • Phổ điện từ (danh từ): Là một khoảng nào đó của sóng điện từ.
  • Phổ độ: Là một động từ để chỉ việc cứu rỗi linh hồn. Được sử dụng trong các tài liệu Phật học như trong câu phổ độ chúng sinh.
  • Phổ hệ hay phổ hệ học, ý nghĩa giống như phả hệ: Việc lập cây gia phả cho người hay động, thực vật.
  • Phổ kế: Danh từ chỉ một thiết bị để đo phổ điện từ.
  • Phổ niệm: Khái niệm tổng quát.
  • Phổ quát: Tính từ để chỉ những tính chất chung của người hay vật.
  • Phổ thông: Mang tính chất chung, thông thường, thông dụng.
  • Phổ thông đầu phiếu: Từ dùng trong chính trị hay luật pháp, chỉ một hệ thống bầu cử mà mọi công dân khi đủ tuổi trưởng thành có quyền bỏ phiếu ngang nhau.
  • Quang phổ: Một khoảng hẹp của phổ điện từ, tương ứng với ánh sáng, có các bước sóng điện từ mà mắt của đại đa số người cảm nhận được.

Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)