Thảo luận Thành viên:Ngocminh.oss
Thêm đề tài:^)
Tôi đã bắt đầu phát triển một công cụ làm việc soạn mục từ dễ hơn nhiều, nhưng tại vì tôi đang bận ở trường, chắc không có đủ thì giờ nghĩ đến nó cho vài tuần. Trong lúc ấy, tôi sẽ sửa soạn một số tiêu bản preload như có tại Wiktionary tiếng Anh. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:17, ngày 21 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Bộ tiền xử lý mới
[sửa]Thứ năm tuần nay, nhóm phát triển phần mềm sẽ đổi bộ tiền xử lý (preprocessor) mới, có nghĩa là nhiều phần của cú pháp MediaWiki sẽ thay đổi một tí, để sửa nhiều lỗi có liên quan đến cú pháp. Họ đã ra một bảng giải thích các thay đổi, nhưng chúng ta cần phải nhìn kỹ vào các tiêu bản ngày đó. Những thay đổi đáng lo nhất là:
{{!}}
no longer works as template delimiter in Parserfunctions. – cần theo dõi các hướng dẫn của mục từ mẫu mà tôi vừa viết hôm qua- bugzilla:5678 –
{{Mục từ mới}}
thường có lỗi không đặt liên kết đến mục từ trong bảng đó; cái này có thể sửa vấn đề đó - Detects loop in new parser. – cần theo dõi
{{VieIPA}}
,{{RusTrans}}
, v.v.
Nếu thấy gì bị bể, xin nhắn tin hay gửi e-mail cho tôi. Cám ơn!
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:17, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Lý do chính mà các dự án Wikimedia chưa có bộ soạn thảo WYSIWYG là những người sửa đổi trang đã muốn viết mã wiki một kiểu (như tôi
:^)
), và bộ WYSIWYG nào sẽ giẫm nát mã đó. Còn lý do thứ hai là hệ thống tiêu bản làm việc phát triển WYSIWYG rất khó. Hiện có thỏa hiệp là wikEd (có thể bật nó lên tại tab Gadget ở Đặc biệt:Preferences). Công cụ đó chỉ vẽ màu các từ khóa và cú pháp wiki, nên không hay đến nỗi. Tôi thấy WYSIWYG là một tính năng rất cần mai mốt; chắc có nhiều người không thèm sửa đổi wiki nào vì cần trở thành giống như một lập trình viên. Một số phần mềm wiki đã sử dụng toàn là HTML và có bộ WYSIWYG, nhưng những phần mềm đó không có nhiều tính năng như MediaWiki. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:01, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Wikipedia mở cửa vào năm 2001, và MediaWiki bắt đầu vào 2003. Hồi đó chỉ có Internet Explorer hỗ trợ bộ soạn thảo WYSIWYG bằng JavaScript. Để hỗ trợ thêm trình duyệt, họ chắc cần viết bộ soạn thảo bằng Java hay Flash, nhưng cả hai không phải là phần mềm nguồn mở – đó là một điều quan trọng đối với nhóm phát triển. Bây giờ thì dĩ nhiên có thể viết bộ WYSIWG cho các trình duyệt, nhưng đã có rất nhiều trang dùng mã wiki thay vì HTML. Việc thay bộ tiền xử lý đã khó quá, còn thay ngôn ngữ viết trang wiki thì là việc kinh khủng. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:11, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Tôi thường sử dụng "bạn" vì lười... mỗi lần thử xưng hô thành viên dùng đại từ khác ở Wikipedia, tôi bị chửi vì viết lộn. Vì tôi đang tập viết tiếng Việt: tôi sinh năm '87, nên cần gọi Cumeo là "anh" hay "em"?
- Tôi vừa thử viết post dùng Blogger; hình như họ chỉ dùng HTML thường. Đúng là có thể bỏ vào một placeholder mỗi lần bộ WYSIWYG cần tiêu bản, nhưng vấn đề chính là việc thay đổi mã nguồn của các trang được viết bằng tay. Nhiều người sửa đổi trang – thường là những người đã quen với mã wiki – không muốn bộ WYSIWYG tự động đổi mã thành một định dạng khác (mà cũng đúng). Một lý do khác là kỹ thuật: các bộ WYSIWYG JavaScript hiện có hơi chậm; ít khi những bộ này phải sửa đổi một trang rất dài, với rất nhiều liên kết, như thường có ở Wikipedia.
- Thực sự tôi đã đọc nhiều lý lẽ buồn cười chống WYSIWYG, chẳng hạn: chúng ta không nên làm việc sửa đổi dễ hơn, tại vì mã wiki là một "rào cản nhập" để chặn người vô học khỏi được làm sửa đổi sai lầm. Dĩ nhiên là số lần phá hoại sẽ tăng lên khi có WYSIWYG, nhưng tôi không đồng ý với lý lẽ đó một tí nào.
- Tôi cũng mong là mai mốt có WYSIWYG trong MediaWiki, cho những người như bố mẹ tôi mà có thể bổ sung nhiều nhưng không muốn học một ngôn ngữ lập trình.
- Những thẻ đó là cách mà Blogger giữ dữ liệu, còn nó vẫn trình bày bộ WYSIWYG dùng HTML. Các bộ WYSIWYG như FCK Editor hay TinyMCE chỉ nhận được HTML, nên cần phải tìm một cách để represent một tiêu bản, một thẻ
<ref>
, các thẻ như<timeline>
và<nowiki>
, v.v. trong bộ WYSIWYG. Dù sao, MediaWiki vẫn có thể dùng mã wiki để lưu giữ các trang; chỉ có vấn đề chuyển đổi từ HTML của bộ WYSIWYG đến mã wiki của MediaWiki khi lưu trang. Một số người đã bắt đầu nghĩ đến việc này, vì họ đang viết lại cả bộ xử lý và cần mò ra các trường hợp hiếm (edge cases). Bây giờ "bộ xử lý" của MediaWiki chỉ là script có nhiều biểu thức chính quy (regular expression), nhưng không phải là ngữ pháp (grammar) thật. Vì thế, cú pháp này có nhiều trường hợp chưa hiểu rõ. Mời em ghé vào danh sách thư wikitext-l (tiếng Anh). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:27, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Những thẻ đó là cách mà Blogger giữ dữ liệu, còn nó vẫn trình bày bộ WYSIWYG dùng HTML. Các bộ WYSIWYG như FCK Editor hay TinyMCE chỉ nhận được HTML, nên cần phải tìm một cách để represent một tiêu bản, một thẻ
Hiện có một số cách để thử các trang và tiêu bản để xem nó sẽ bị bể hay không, trước khi đổi qua bộ tiền xử lý mới. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:05, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)
<td>{{{1|}}}{{#if: {{separate|}}} | </td>
<td> | <br /> }}{{{2|}}}</td>
Đây là một trường hợp mà XSLT không tiện lắm:
<td><xsl:value-of select="$1" /><xsl:if test="separate"></td>
<td></xsl:if><xsl:value-of select="$2" /></td>
thì không well-formed; không có bộ xử lý XSLT nào mà nhận mã này được. Dĩ nhiên có thể viết lại thí dụ này để có XML well-formed, nhưng Wikipedia có rất nhiều tiêu bản không thể làm well-formed vì phức tạp quá. (Ở đây, {{newentries}}
và {{etym-from (nguồn)}}
sẽ bị ảnh hưởng.) Hệ thống tiêu bản của Movable Type sử dụng một ngôn ngữ giống XML để sản xuất HTML. Tuy nhiên, nó vẫn không phải well-formed, nên không có bộ WYSIWYG nào hỗ trợ tiêu bản MT. Trong trường hợp MediaWiki, nếu theo lối Movable Type, cũng không thể hỗ trợ SPARQL.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:14, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)
:^)
Nhưng mã đó vẫn chưa well-formed, vì có chữ <
và >
trong thuộc tính str
của thẻ <echo>
. Chắc nên escape nó như vầy: <td>
. Ngôn ngữ Wiki XML của em có vẻ hay (nhìn giống XSLT lắm), nhưng cần hoặc đổi qua phần mềm khác hẳn hay viết lại một phần rất lớn của MediaWiki. Thay vì vậy, anh nghĩ những dự án lập ra quy tắc hình thức cho mã wiki sẽ có hiệu quả hơn. Lý do mà các bộ WYSIWYG chỉ hỗ trợ XHTML là bởi vì nó dựa trên tính năng bộ soạn thảo của Firefox, IE, và Safari. Các tính năng đó chỉ hiểu HTML, nên khi nào muốn sửa đổi dữ liệu có trong định dạng khác (như Wiki XML của em hay mã wiki), bộ WYSIWYG phải đổi qua XHTML trước tiên, và phải đổi lại qua ngôn ngữ như Wiki XML khi lưu trang.
Dù sao, anh chỉ là một quản lý viên ở đây, chứ không phải là một người phát triển MediaWiki. Tôi cũng không rành với PHP, nên khó viết phần mở rộng để hỗ trợ một thay đổi như em đã đề nghị. Nếu em đề nghị thẳng cho những người phát triển, chẳng hạn ở wikitech-l hay Bugzilla, và đưa ra các lý do mà mã wiki không phù hợp với Wiktionary, em sẽ nhận trả lời "chính thức" hơn trả lời của anh.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:33, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Quản lý viên
[sửa]Bạn có muốn giúp trong việc quản lý Wiktionary tiếng Việt không? Tôi có thể đề cử bạn tại Thảo luận Wiktionary:Người quản lý, hay bạn có thể ra ứng cử ở đấy. Vai trò quản lý viên thực sự chỉ là dọn dẹp, tại vì mọi người có thể thực hiện các chức năng khác. Bạn đã tỏ ra hiểu biết về wiki này, và tôi nghĩ cộng đồng lẻ tẻ ở đây có thể tin cậy vào bạn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:22, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- OK, tùy ý bạn. Đáng tiếc là vai trò "quản lý viên" không được gọi "dọn nhà viên", gọi vậy với đúng hơn...
:^P
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp)
By the way, Wikipedia đang biểu quyết về đề nghị đổi tên "quản lý viên" thành "bảo quản viên"... hay "sysop" (hiện chỉ là tên hiệu) hay "administrator" (để nguyên tiếng Anh) hay "quản trị viên" hay "người quản lý". Dù trang đó khuyến khích đừng thảo luận dài dòng, Wikipedia tiếng Việt rất giỏi về việc tranh cãi dài dòng... Mời em tham gia cuộc biểu quyết đó, vì chắc các dự án tiếng Việt khác (như Wiktionary) sẽ theo Wikipedia về tên gọi này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:35, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Re: help: đại dương
[sửa]OK, anh vừa tạo ra tiêu bản {{etym-translit}}
để nói "phiên âm từ" thay vì "từ". Xin xem lại trang đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:08, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Re: tiếp tục sửa liên kết
[sửa]Anh sẽ xử lý những từ này hôm nay. Em có biết đến Java Wiki Bot Framework hay Wiki.java chưa? Ở Wikipedia tiếng Việt, TVT-bot sử dụng JWBF. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:10, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Việc mà các thí dụ không xuống dòng có lẽ là vấn đề khó khăn nhất ở đây, tại vì có nhiều mục từ có định nghĩa hơn một câu, nên không chỉ xuống dòng được khi gặp dấu chấm đâu. Có lẽ phân biệt những định nghĩa dài với những thí dụ bị ghép với định nghĩa bằng cách tìm kiếm tên mục từ trong dòng định nghĩa.
- Trong việc thay
{{term}}
bằng{{@}}
, anh đã dùng Tildebot để tập hợp các định nghĩa có{{term}}
vào một tập tin và đang dùng biểu thức chính quy để rút ra các từ khóa của những định nghĩa đó. Vì có nhiều inconsistency lắm, tôi phải xem xét các thay đổi từng dòng một.
Về "h.", cần thay đổi thêm: thay vì chỉ đổi "h." thành "huyện", chúng ta cần sửa các mục từ như Tân Thịnh từ đầu đến đuôi. Còn "điều đình", thì phần nhiều lần "điều đình" không có liên kết nào. Anh không có thì giờ chạy bot tuần nay; nếu em giải quyết vấn đề này, xin để ý đừng đặt liên kết ở dòng thí dụ / trích dẫn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:46, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Hình nền Trang Chính
[sửa]Giống như năm ngoái, anh sẽ thay các miếng Scrabble ở Trang Chính bằng hình hoa đào để chào đón Tết. Nếu em có hình khác để trưng bày ở đây (vẫn cần bạc màu và có liên quan đến Tết), chúng ta không cần sử dụng hình hoa đào năm thứ hai.
Em chắc nhận thấy là Wiktionary đang có hai logo: 11 phiên bản Wiktionary (trong đó có Wiktionary tiếng Việt) sử dụng logo mạt chược, còn các phiên bản kia hoặc chưa có logo riêng hoặc đã dịch logo tiếng Anh chỉ có văn bản. Một số người ở Meta sợ là việc sử dụng hình Scrabble ở Trang Chính có thể nguy hiểm, vì Scrabble là một nhãn hiệu đăng ký, và logo mạt chược cũng nhìn giống Scrabble (người vẽ logo có mục đích gây ra trùng khớp đó). Nếu trường hợp hãng làm Scrabble muốn kiện Wiktionary về logo này (một sự kiện rất chắc không xảy ra), chúng ta có thể cho rằng logo đó là mạt chược, chứ không phải là Scrabble. Tuy nhiên, vụ trưng bày hình Scrabble thật ở Trang Chính có thể phá lý lẽ đó một tí.
Anh đang nghĩ đến luân phiên các hình nền Trang Chính sau mùa Tết, để tránh trường hợp này, và cũng vì đã có đủ miếng gỗ ở các trang rồi. :^)
Anh đã tìm kiếm một số hình có thể hợp (sẽ làm bạc màu khi cần):
-
Những cuốn sách cũ
-
Cuốn từ điển
-
Từ điển Việt-Bồ-La
-
Sổ ghi chép
-
Thư pháp Nhật
-
Vịnh Hạ Long
-
Đèo Hải Vân
-
Mũi Né
-
Văn Miếu
-
Văn bản
-
Những trang sách
Mời em bổ sung vào danh sách này.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:57, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Hãy dùng CommonsHelper. Xin nhớ kiểm tra trang hình khi chuyển xong. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:53, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Re: Java - info
[sửa]Xin lỗi, tôi làm lộn: tôi muốn dời nó khỏi java vì bài Wikipedia không phải về cà phê. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 18:11, ngày 5 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Văn phong
[sửa]Cảm ơn Cumeo89 nhiều, tôi đã biết cách để chuyển các mục từ không bách khoa từ bên Wikipedia sang. Không ngờ gặp người quen ở đây, không biết bạn có nhớ tôi không? Chúc Cumeo năm mới đạt được nhiều thành công trong học tập và phát triển hơn về khả năng lập trình. Vinhtantran (thảo luận) 00:32, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Chúc mừng năm mới
[sửa]Dù có trăm hoa đua nở, mong là cả cây hoa sẽ mọc lớn khỏe mạnh. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:54, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Re: WyabdcRealPeopleTTS
[sửa]Xin lỗi vì anh cứ "bắn xuống" những đề nghị của em, nhưng... Commons đã có hàng ngàn đoạn âm tương tự trong thể loại English pronunciation, chẳng hạn abasement. Em có thể thêm nó vào phần phát âm dùng tiêu bản {{pron-audio}}
:
{{pron-audio |place=Hoa Kỳ |file=En-us-fish.ogg }}
Hình như Wiktionary tiếng Anh đã liên kết đến tất cả mọi tập tin này, nên chắc chỉ cần sao chép thông tin từ mục từ wikt:en:. Anh thường mò vào trang tiêu tả đoạn âm và thêm vào giọng của người phát âm:
- Dvortygirl:
Bắc California, Hoa Kỳ (nữ giới)
- EncycloPetey:
Bắc California, Hoa Kỳ (nam giới)
- Tawker:
California, Hoa Kỳ
- Neskaya:
Nam California, Hoa Kỳ (nữ giới)
- TheDaveRoss:
Vermont, Hoa Kỳ (nam giới)
- Celestianpower:
Gloucestershire, Anh (nam giới)
Những người này thường dùng chương trình nguồn mở Shtooka để thâu cách phát âm. Hiện chỉ có 40 đoạn âm tiếng Việt tại Commons. Anh muốn đóng góp một số đoạn âm, nhưng tiếng Việt không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của anh, và giọng anh là giọng Bắc, giọng Nam, và giọng Mỹ được pha trộn... Chắc cũng có một tí giọng Mexico vào đấy nữa vì đang học tiếng Tây Ban Nha! ;^)
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:01, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Anh đếm khoảng 900 đoạn âm "a". :^)
Anh hơi ngại sử dụng gói này: tuy có trang đề nó là phần mềm GPL, gói này có tập tin readme.txt
trong tiếng Trung Quốc. Anh không đọc nó được, nhưng nó bao gồm URL đến "China Shareware Registration Centre". Nếu nó là shareware, nó không thể nào là nội dung mở. Commons nghiêm ngặt về bản quyền hơn anh nhiều... – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:11, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Vâng, anh chỉ nói đến việc thâu từ tiếng Việt để bổ sung vào Wiktionary tiếng Anh. Những người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thường rất khó đọc tiếng Việt; có lẽ một số đoạn âm có thể giúp họ tí. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:28, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Re: địa phương
[sửa]Anh chỉ lấy thông tin địa phương từ trang cá nhân của họ (hoặc ở Commons hoặc ở Wikipedia). Hình như phần nhiều người đóng góp đến từ Ca Li. pywikipediabot có những hàm để rút tên thành viên tải lên tập tin; có lẽ những thư viện Java cũng làm vậy được. Có tên thành viên thì anh chỉ tra cứu tên đó trong một dictionary (trong Python; Java thì gọi là Map) có các địa phương mà anh đã tìm ra. Ở Mỹ, những giọng chính là miền Tây / miền Trung (Midwest); miền Đông Nam; Minnesota / Michigan; và miền Đông Bắc / New England. (Trong dánh sách ở trên, Ca Li thuộc về miền Tây và Vermont thuộc về New England.) Còn nước Anh thì có rất nhiều giọng khác nhau hẳn, và anh cũng không biết rõ. Thực sự không cần thiết đề rõ địa phương của họ, vì nhiều khi một từ chỉ được phát âm cùng kiểu khắp nước, nên chỉ cần biết họ ở nước nào. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 20:22, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Re: littlerabbit
[sửa]OK, con bot dễ thương này được cờ bot rồi. :^)
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:45, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Có lẽ có liên quan đến thông báo này trong Wikipedia Signpost. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:45, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Anh nghĩ nên sửa các mục từ này để chỉ đến từ gốc. FVDP chỉ có mục từ cho dạng quá khứ hay quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc, như meant. Thường thường việc này không làm FVDP inconsistent lắm, vì trước khi FVDP được nhập vào những wiki, tất cả mọi website dùng FDVP tự động chuyển hướng từ uses đến use. Tuy nhiên, MediaWiki không có tính năng như vậy, và chúng ta không nên dùng JavaScript để cung cấp tính năng đó, vì chẳng hạn uses cũng là một dạng của user trong tiếng Pháp và của usar trong tiếng Tây Ban Nha.
Cho nên, xin viết nó lại để giống jumped.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 18:38, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Cám ơn em rất nhiều! – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 20:35, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Anh quên đổi {{fra}}
để sử dụng {{tiếng}}
, nên nó cứ đặt một liên kết ở trong một liên kiết khác. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:34, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Cám ơn, anh sẽ bật tính năng này lên không lâu. Anh đã viết hàm này để tính ra IPA:
function getVieIPA(title) {
if (!title) return "";
var src = "* [[Wiktionary:IPA|IPA]]: {{IPA|/";
titleWords = title.replace(/'/g /* ' */, "").split(/\s+|\s*,\s*/);
for (var i = 0; i < titleWords.length; i++) {
src += "{{VieIPA|";
for (var j = 0; j < titleWords[i].length; j++) {
src += titleWords[i][j] + "|";
}
src = src.substring(0, src.length - 1) + "}} ";
}
src = src.substring(0, src.length - 1) + "/}}";
src = src.replace(/\|-\|/g, "}}.{{VieIPA|");
return src;
}
Em có thể thử nó tại Vietnamese Wiktionary Wizard; chỉ việc thêm phần tiếng Việt và gõ vào tên mục từ. Đây là công cụ mà anh đã dùng mãi để tính IPA, thay vì phải gõ các dấu ống (|
) ra bằng tay.
Còn việc parse URL thì không cần: mỗi trang đã có hai biến số wgPageName
và wgTitle
; cả hai có thể cho em tên mục từ. (Hãy xem mã nguồn của pê-đan chẳng hạn.) Ngoài ra, chúng ta có thể thêm mã <div id="generateIPA"></div>
vào các bảng hướng dẫn như Tiêu bản:new vie adj/intro, để cho script có thể biết cần tính ra IPA hay không.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:51, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Đối với tập tin index.php của MediaWiki, +
, _
, và khoảng cách trong URL không khác gì cả. Khoảng cách có số Unicode là U+0020, nên các trình duyệt đổi nó thành %20
khi nào gặp nó trong URL. Ít nhất trong Firefox 3, anh thấy nó đổi thành %C3%AC%20x%C3%A8o
khi dùng khoảng cách. Từ năm ngoái, bộ viết lại địa chỉ (URL rewriter) hiểu là +
đôi khi khác với khoảng cách, nên C++ khác với C. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:54, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Nhật ký đó liệt kê các lần "đánh dấu tuần tra" một trang mới. Hãy xem Đặc biệt:Newpages; các trang được tô đậm màu vàng chưa được tuần tra. Các trang được tạo ra bởi một quản lý viên hay bot được đánh dấu trần tra tự động.
Littlerabbit gặp lỗi khi sửa đổi mục từ jack-o'-lantern, có lẽ dấu lược bị đổi thành một character entity reference như '
, '
, hay '
. Bot này tạo ra trang mới khi lưu những thay đổi tại jack-o&; &
là ký tự chia những đôi tham số–giá trị, nên nếu URL là //vi.wiktionary.org/w/index.php?title=jack-o%26'-lantern&action=submit
, giá trị của title
là jack-o&
. Vì Littlerabbit là bot, nó được tự động tuần tra.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:07, ngày 26 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Cg.
[sửa]Anh thấy em có "Cn" trong danh sách TODO của Littlerabbit. Chúng ta không nên đổi các lần có liên kết này thành {{like-entry}}
, vì nhiều khi có định nghĩa như ở chao:
Trong trường hợp này, chúng ta cần thêm phần {{-syn-}}
ở cuối danh sách định nghĩa và thêm đậu phụ nhự vào đấy. Cũng nên giải quyết "Cg" giống vậy.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 20:11, ngày 1 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Đó là một trong những mục từ đầu tiên ở đây, nên thuật ngữ có lẽ không chính xác. David muốn nói particle (trợ từ). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:24, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Sectionizer
[sửa]Hình như em đã thử script Sectionizer hôm nay. Tạm thời anh chỉ viết nó để hoạt động tốt trong Firefox. Sau tuần thi này, anh sẽ trở lại để giải quyết những vấn đề của nó trong Internet Explorer. Vấn đề chính là anh sử dụng một số từ khóa và hàm chỉ có trong những phiên bản JavaScript mới, trong khi ngay cả Internet Explorer 8 và Safari 3 chưa hỗ trợ những tính năng này.
Nếu em thấy cần thêm tính năng nào, xin vui lòng gợi ý cho anh.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:17, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Chữ thường
[sửa]Ồ, xin lỗi, tôi không biết quy luật ở Wiktionary. Vậy là ở đây có thể dùng chữ thường đầu từ? Tôi cứ tưởng nó như Wikipedia, toàn bộ đều được viết hoa. Tôi sẽ chú ý, sẽ còn dính líu đến Wiktionary nhiều đấy, vì Wikipedia ngày càng nhiều mục từ theo kiểu định nghĩa. Cảm ơn Cumeo nhé. Vinhtantran (thảo luận) 18:12, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Đề nghị
[sửa]Tôi vừa có một đề nghị có thể hơi bất ngờ đối với bạn tại Thảo luận Wiktionary:Người quản lý#Cumeo89. Mong bạn suy nghĩ kĩ lưỡng, đôi khi cũng nên có một tí xíu trách nhiệm với niềm vui của mình, vì sự tồn tại và phát triển của nó. Vinhtantran (thảo luận) 18:32, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Em cũng cần phải nhập stylesheet của Sectionizer. Hãy dùng mã này trong monobook.js:
/* Cài đặt Sectionizer (bộ soạn thảo từng phần) */
importScript("Thành viên:Mxn/sectionizer.js");
importStylesheet("Thành viên:Mxn/sectionizer.css");
Đôi khi anh sử dụng Prototype để giúp lập trình Ajax, nhưng chưa bao giờ sử dụng GWT. Có lẽ anh quen dùng JavaScript và những ngôn ngữ kia hơn Java ngày nay.
Hmm... anh có thể viết lại Sectionizer để dùng Prototype tiện hơn, vì Prototype cũng có giấy phép MIT. Làm vậy thì sẽ không cần phải ghé vào phòng máy tính của thư viện mỗi lần khi thử Sectionizer trên Windows.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:52, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Ngoại trừ OmegaWiki, anh không biết đến người nào đang phát triển bộ soạn thảo mới cho từ điển wiki. Dĩ nhiên có những website như wikiHow (chia hộp soạn thảo từng đoạn) hay script như Less edit clutter (rút ra những cú pháp phức tạp như tiêu bản), nhưng chưa có gì đặc biệt cho Wiktionary. Những phiên bản Wiktionary khác mà cũng dùng rất nhiều tiêu bản (như tiếng Pháp và Hà Lan) cũng rất cần Sectionizer hay chương trình của em. Tôi nghĩ Sectionizer là bước đầu tiên để từ từ giấu mã wiki khỏi người sửa đổi; khi được viết xong, bộ soạn thảo của em sẽ thay thế cho Sectionizer, và Sectionizer sẽ dành cho những người thạo về wiki hơn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:29, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Có nhiều tiêu bản vậy vì trước đây một vài thành viên ở đây đang thực hiện những sửa đổi về thành ngữ, và họ không thấy những tiêu bản của nhau. {{-expr-}}
và {{-proverb-}}
y chang nhau; nên dùng -expr- vì nó được sử dụng rộng rãi hơn. Có lẽ -proverb- được tạo ra với mục đích nằm đằng trước một danh sách liên kết đến các mục từ riêng. {{-idiom-}}
và {{-phrase-}}
cũng y chang nhau; hai này được dùng giống {{-noun-}}
, trong mục từ dành riêng cho một thành ngữ. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:57, ngày 31 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Re: Liên kết liên wiki.
[sửa]Có danh sách các tiền tố tại Đặc biệt:SiteMatrix. Các liên kết màu xanh trong cột "wikt" là tiền tố hợp lệ. Tiền tố tlh: (tiếng Klingon) cũng được nhận, nhưng site đó đã bị đóng cửa. Chúng ta cần sửa các mục từ ở đây vẫn chứa liên kết đến tlh:.
Về Sectionizer, anh chỉ mới đầu gặp khó khăn với IE vì muốn gọi [String].split()
với một biểu thức chính quy (regular expression) có dấu ngoặc đơn lưu văn (capturing parentheses?), trong khi muốn trình duyệt bỏ những văn bản được lưu vào returned array – điểm thứ hai ở trang mà em đã liên kết đến. Tuy nhiên, cách đó không có ích lắm, nên anh đã đổi hàm đó để không cần lưu văn trong biểu thức đó. Bây giờ đã có thể sửa đổi dùng Sectionizer trong IE, chỉ có việc là đôi khi đổi chỗ những phần sẽ vỡ Sectionizer.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:48, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Anh không phải là người chạy CommonsDelinker. Nó được quản trị bởi một số người ở Commons và Meta, nhất là Siebrand Mazeland. Anh vừa báo cho họ về lỗi này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:59, ngày 12 tháng 4 năm 2008 (UTC)
good luck...
[sửa]... and be survived!203.160.1.59 (thảo luận) 09:02, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Anh vừa gửi cho em kết quả của lần anh chạy một script để tập hợp các dòng gọi tiêu bản {{term}}
, trong trường hợp em cần nó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:47, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)
Re: Import từ SQL dump
[sửa]Anh nhớ theo dõi trang Thay đổi gần đây trong lúc PiedBot đang nhập các mục từ vào đây, nên có thể nói chắc chắn rằng Wiktionary tiếng Việt có hơn 200.000 mục từ. Có lẽ thống kê của mwdumper đã trừ ra các mục từ "sơ khai" theo một định nghĩa chưa gặp? Rất nhiều mục từ ở đây sẽ được tính "sơ khai" tại vì chỉ có vài dòng và ít đoạn văn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:54, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)
Re: VariablesExtension
[sửa]Anh đồng ý với em về tính hữu ích của biến đánh dấu. Ngoài ra, chắc mọi người ở bên Wiktionary tiếng Anh đồng ý, tại vì rất nhiều tiêu bản ở đấy bắt buộc tham số lang
để xếp mục từ vào đúng thể loại. Tuy nhiên, ba người phát triển chính của MediaWiki (Brion Vibber, Rob Church, và Tim Starling) đã nhất định từ chối cài đặt nó. Anh nghĩ lý do chính là về thiết kế của mã wiki.
Hỗ muốn giữ nguyên mã wiki là một tính năng macro đơn giản, giống những macro trong bộ tiền xử lý C, trong khi nhiều người sửa đổi muốn có tính năng phức tạp hơn như hàm. Nhóm phát triển đã thỏa hiệp với những người sửa đổi với ParserFunctions (các hàm cú pháp).
Mục đích của nhóm phát triển là có một cú pháp đơn giản đến độ mà một người chưa lập trình giỏi vẫn có thể đóng góp một tí. Anh nghĩ là MediaWiki đã chệch mục đích này từ lúc họ cho các tham số vào mã wiki, nhưng theo anh, các tính năng như ParserFunctions để cho những người rành với lập trình có thể giấu chi tiết về lôgic khỏi những người không rành, để cho họ dễ để ý về nội dung.
Anh đã tranh luận một lần trên danh sách thư về việc mở rộng cú pháp wiki, trước khi ParserFunctions được cài đặt. Anh nghĩ rằng các wiki như Wiktionary sẽ từ từ có những cú pháp nâng cao hơn. Nhóm phát triển mới đầu từ chối cài đặt những phần mở rộng để cung cấp if
, switch
, v.v., nhưng sau đó Tim Starling đổi ý, và viết và cài đặt ParserFunctions một mình.
Anh sẽ liên lạc với một vài lập trình viên ở bên Wiktionary tiếng Anh; có lẽ chúng ta có thể nghĩ đến một vài trường hợp rõ để biện hộ biến đánh dấu.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:19, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)
- Thực sự anh cũng không tin hẳn rằng những người phát triển chính không muốn biến đáng dấu bất cứ trường hợp nào. Theo lịch sử của MediaWiki, có thể là họ muốn chờ cho đến khi họ có đủ thì giờ để viết phần mở rộng riêng. Đối với StringFunctions, anh hơi hiểu tại sao họ lo về performance của nó, nhưng anh chưa gặp đến một lý do đáng kể nào mà họ cần phải cấm VariablesExtension. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:39, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)
Cám ơn rất nhiều! – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:28, ngày 7 tháng 8 năm 2008 (UTC)
Anh trở lại
[sửa]Hi em, anh đã viết gần xong luận án nên giờ có 1 ít thời gian rảnh. Anh muốn trở lại với các trang từ điển dạng mediawiki. Cái công cụ editing của em hồi xưa đã đến đâu rồi? Vietbio (thảo luận) 12:54, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Mời xem
[sửa]Hi Cumeo, lâu lắm rồi không liên lạc. Cumeo xem w:Wikipedia:Họp mặt/Wiki day tháng 11 năm 2008 tại Hà Nội, mong có sự tham gia từ thành viên tâm huyết với mảng từ điển của dự án Wikimedia tiếng Việt, vì theo như nội dung, sẽ có cả những đại diện của từ điển Baamboo, tôi nghĩ Cumeo sẽ quan tâm vì hình như Cumeo cũng đang học BKHN? Ngoài ra, Cumeo có thể lựa một nơi tại đây để thông báo về nội dung này không? Vinhtantran (thảo luận) 14:53, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Lỗi 15755
[sửa]Bạn vào xem Wiktionary:Bàn giúp đỡ để cùng vote cho lỗi này để người ta sửa nhanh nhé, nhớ kêu gọi thêm những thành viên khác nữa, ôi mình chẳng biết vote thế nào cả. --Quangbao (thảo luận) 19:55, ngày 6 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Vắng
[sửa]Ở đây vắng người nhỉ bạn, tớ là nông dân học dốt Tiếng Anh muốn vào đây bổ túc vài bữa.123.17.243.156 (thảo luận) 14:04, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Welcome :-) Đúng là ở đây hơi bị vắng, có lẽ mọi ng` còn chưa hiểu về Wiktionary lắm... --cúmèo89 (thảo luận) 06:29, ngày 16 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- anh nhập các mục từ Nhật - Việt đi.Pq (thảo luận) 07:41, ngày 18 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Chào! Sao này bạn bận lắm hả? Sao bạn hết lên Wiktionary rồi? Ở đây đã buồn tẻ còn buồn hơn nữa nếu cậu lại đi mất! Hy vọng cậu sẽ trở lại trong thời gian gần nếu không bận gì ngoài đời!Trongphu (thảo luận) 22:24, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)
- Dạo này mình bận làm đồ án. Đây (http://dl.dropbox.com/u/22321883/jp_vn.zip) là dữ liệu từ điển Nhật-Việt, hơi lộn xộn chút, mình sẽ chỉnh lại sau. Giá mà có bạn nào biết tiếng Nhật, phân tích giùm mình cái cấu trúc của các mục từ trong này thì tốt quá. Sau đợt đồ án này mình sẽ tiến hành nhập dữ liệu. --ngọcminh.oss (thảo luận) 00:59, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)
- Mình biết hai thành viên ở Wikipedia hiện giờ đang ở Nhật Bản nè! Tiếng Nhật của họ rất là thông thạo! đây và đây!Trongphu (thảo luận) 21:08, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)
- Dạo này mình bận làm đồ án. Đây (http://dl.dropbox.com/u/22321883/jp_vn.zip) là dữ liệu từ điển Nhật-Việt, hơi lộn xộn chút, mình sẽ chỉnh lại sau. Giá mà có bạn nào biết tiếng Nhật, phân tích giùm mình cái cấu trúc của các mục từ trong này thì tốt quá. Sau đợt đồ án này mình sẽ tiến hành nhập dữ liệu. --ngọcminh.oss (thảo luận) 00:59, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)
- Chào! Sao này bạn bận lắm hả? Sao bạn hết lên Wiktionary rồi? Ở đây đã buồn tẻ còn buồn hơn nữa nếu cậu lại đi mất! Hy vọng cậu sẽ trở lại trong thời gian gần nếu không bận gì ngoài đời!Trongphu (thảo luận) 22:24, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)
hiver
[sửa]Bạn nghe "i vè" hay "i vài" ? Fort123 (thảo luận) 14:30, ngày 21 tháng 6 năm 2013 (UTC)
Có thể "i vài khờ" ? Fort123 (thảo luận) 17:13, ngày 21 tháng 6 năm 2013 (UTC)
- Thôi mình trả lời luôn ở đây nhé, thảo luận mà chia làm đôi kì cục lắm. Đọc phụ âm khờ mình thấy có cái cảm giác rung ở hàm trên, còn cái đuôi của từ này giống như đẩy một luồng hơi qua cuống họng thôi chứ rung rất ít. Âm này không có trong tiếng Việt nên cũng k cần cố phiên âm làm gì. --ngọcminh.oss (thảo luận) 20:11, ngày 21 tháng 6 năm 2013 (UTC)
tai và tay
[sửa]Tai và tay có phải đồng âm ? Fort123 (thảo luận) 20:34, ngày 21 tháng 6 năm 2013 (UTC)
- Theo những gì cô giáo tiểu học của mình dạy thì không. Chắc bạn có lý do đặc biệt để hỏi thế? --ngọcminh.oss (thảo luận) 22:17, ngày 21 tháng 6 năm 2013 (UTC)