tử tế
Giao diện
Tiếng Việt
[sửa]Từ nguyên
[sửa]Âm Hán-Việt của chữ Hán 仔細, trong đó: 仔 (“kỹ lưỡng, cẩn thận”) và 細 (“nhỏ, mịn, kỹ càng, tỉ mỉ”).[1]
Cách phát âm
[sửa]Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
tɨ̰˧˩˧ te˧˥ | tɨ˧˩˨ tḛ˩˧ | tɨ˨˩˦ te˧˥ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
tɨ˧˩ te˩˩ | tɨ̰ʔ˧˩ tḛ˩˧ |
Âm thanh (Hà Nội) (tập tin)
Từ tương tự
[sửa]Các từ có cách viết hoặc gốc từ tương tự
Tính từ
[sửa]- Có được tương đối đầy đủ những gì thường đòi hỏi phải có để được coi trọng, không bị coi là quá sơ sài, lôi thôi hoặc thiếu đứng đắn.
- Đồng nghĩa: đàng hoàng
- Ăn mặc tử tế.
- 1955, Hồ Biểu Chánh, “Chương 14”, trong Đại nghĩa diệt thân[1]:
- Quản Tồn kiếm thêm được hai cái võng nữa mới dạy hai lính Mã tà võng hai tử thi Ðội Ðạt với Ðội Thành đem về đặng chôn cho tử tế.
- Tỏ ra có lòng tốt trong đối xử với nhau.
- Ăn ở tử tế với nhau.
- 1934, Khái Hưng, “Cô hàng quà”, trong Nửa chừng xuân[2]:
- May mà còn có người tử tế giúp đỡ, không thì cũng chưa biết tính mệnh ra sao rồi.
- 1943, Lê Văn Trương, “Chương 12”, trong Ba ngày luân lạc[3]:
- Bu tôi bảo cứ tử tế thì giời thương đấy thôi.
Dịch
[sửa]Có lòng tốt
|
Tham khảo
[sửa]- Tử tế, Soha Tra Từ[4], Hà Nội: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam