Bước tới nội dung

Nếm mật nằm gai

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt

[sửa]

Cách phát âm

[sửa]
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
nem˧˥ mə̰ʔt˨˩ na̤m˨˩ ɣaːj˧˧nḛm˩˧ mə̰k˨˨ nam˧˧ ɣaːj˧˥nem˧˥ mək˨˩˨ nam˨˩ ɣaːj˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
nem˩˩ mət˨˨ nam˧˧ ɣaːj˧˥nem˩˩ mə̰t˨˨ nam˧˧ ɣaːj˧˥nḛm˩˧ mə̰t˨˨ nam˧˧ ɣaːj˧˥˧

Danh từ riêng

[sửa]

Nếm mật nằm gai

  1. Từ chữ Thường đởm ngoạ tân chỉ ý chí vượt qua gian khổ để đạt mục đích.
  2. Việt Vương Câu Tiễn thời Xuân Thu, sau khi ở nước Ngô trở về, thường nằm ngủ trên gai, có treo cái mật, nằm ngồi đều nhìn thấy mật, ăn uống thì nếm vị đắng của trước. Tỏ ý không quên cái khổ nhục trước đó. Quả nhiên sau đó nhờ chịu đựng gian khổ đánh bại được nước Ngô, báo thù cho nước Việt.

Nếm mật nằm gai :được sử dụng trong thời gian cuộc sống đang có những khó khăn vất vả và đòi hỏi sự chịu đựng để chờ ngày tươi sáng sẽ đến.

Nguyễn Tử Quang

Nằm gai, nếm mật

"Nằm gai nếm mật" do chữ "Ngọa tân thường đảm". Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), hai nước Ngô và Việt đánh nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê, vua Việt là Câu Tiễn phải mình trần sang lạy vua Ngô là Phù Sai xin hàng. Ngô vương bắt vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin, có quan Tướng Quốc là Phạm Lãi theo hầu. Cả ba đều bị giam trong ngục đá. Hằng ngày vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi phải cắt cỏ, hốt phân ngựa, gánh nước rửa dọn chuồng ngựa, kiếm củi nấu cơm... Suốt thời gian ba năm, chúa tôi sống một cách vô cùng vất vả cực nhọc, những vẫn bền chí đợi thời. Một hôm vua Ngô đau, Câu Tiễn nghe theo lời của Phạm Lãi là chịu nếm phân của vua Ngô để được vua Ngô tin kẻ hàng giữ dạ trung thành. Nhờ đó mà cả ba được phóng thích về nước. Được trở về cố quốc, nhớ đến nỗi thất bại nhục nhã và bị giam cầm làm nô lệ, Câu Tiễn vô cùng căm uất, lòng canh cánh mưu toan báo thù. Tướng quốc Phạm Lãi nói: - Chúa công chớ lúc nào quên cái nhục ở ngục đá thì mới có cơ báo thù được nước Ngô. Câu Tiễn đáp: - Xin vâng lời dạy bảo! Bấy giờ giao quốc chính cho Văn Chủng, giao quân chính cho Phạm Lãi, nhà vua tôn hiền đãi sĩ, kính người già, thương kẻ nghèo, đối xử trăm họ như anh em nên được mọi người mến phục. Đến mùa làm ruộng, Câu Tiễn cũng vác cày đi cày. Vương phi Câu Tiễn cũng chăm việc dệt cửi. Cùng đám dân chia sự lao khổ, ăn mặc rất tiết kiệm. Muốn gấp báo thù, Câu Tiễn cố sức chăm chỉ làm việc suốt ngày đêm. Khi nào buồn ngủ thì lấy cỏ lục (rau răm) xoa vào mắt cho cay làm mắt phải mở. Chân lạnh muốn co thì dầm nước lạnh. Mùa đông lạnh thì ôm giá. Mùa hè nóng nực thì ngồi bên lửa. Bỏ cả giường nệm, lấy gai lấy củi lót nằm. Quả mật luôn luôn treo ở chỗ ngồi, chỗ nằm, thỉnh thoảng lại nếm một ít như để nhắc lại nỗi tủi nhục, khổ đau. Đêm nào cũng sùi sụt khóc. Khóc chán lại thở dài. Hai chữ "Cối Kê" lúc nào cũng lẩm nhẩm ở miệng. Theo 7 kế phá Ngô của Văn Chủng, mới thi hành được 3 thì nước Việt hưng thịnh, nước Ngô suy. Cuối cùng nước Việt báo được thù, thôn tính nước Ngô, và vua Ngô tự tử. Trong bài "Văn tế trận vong tướng sĩ" của Nguyễn Văn Thành đời vua Gia Long, có câu: "Nằm gai nếm mật chung nỗi ân ưu; mở suối bắc cầu riêng phần lao khổ". "Nằm gai nếm mật" có nghĩa chịu những việc lao khổ để trả thù cho kỳ được là do điển tích trên.

Dịch

[sửa]

Tham khảo

[sửa]