ngang

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt[sửa]

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ŋaːŋ˧˧ŋaːŋ˧˥ŋaːŋ˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ŋaːŋ˧˥ŋaːŋ˧˥˧

Danh từ[sửa]

ngang

  1. Tên gọi một thanh điệu của tiếng Việt, được kí hiệu bằng không có dấu, phân biệt với tất cả các thanh điệu khác đều có dấu.

Động từ[sửa]

ngang

  1. chiều song song với mặt đất, mặt nước hoặc theo chiều rộng.
    Chiều ngang.
    Dàn hàng ngang.
    Băng ngang qua đường.
  2. Không thấp hơn, mà ở cùng mức với cái gì đó.
    Tóc chấm ngang vai.
    Cao ngang nhau.
    Hai người ngang sức ngang tài.
  3. Ở giữa chừng và làm gián đoạn.
    Chặt ngang thân cây.
    Cắt ngang câu chuyện.
    Nói chen ngang.
  4. Không thuận theo lẽ thường, mà một mực theo ý riêng của mình trong cách nói năng, đối xử, làm khó chịu.
    Cãi ngang.
    Nói ngang.
    Tính ngang như cua!
  5. (khẩu ngữ) (mùi vị, âm điệu) không bình thường, mà có gì đó là lạ, gây cảm giác khó chịu, khó nghe.
    Món canh ăn rất ngang.
    Có mùi ngang ngang.
    Câu thơ đọc ngang phè.

Đồng nghĩa[sửa]

Trái nghĩa[sửa]

Động từ[sửa]

ngang

  1. (khẩu ngữ) đi ngang qua.
    ngang qua mặt nhau mà không biết

Tham khảo[sửa]

  • Ngang, Soha Tra Từ[1], Hà Nội: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam

Tiếng Mangas[sửa]

Cách phát âm[sửa]

Danh từ[sửa]

ngang

  1. mối.

Tham khảo[sửa]

  • Blench, Roger, Bulkaam, Michael. 2020. An introduction to Mantsi, a South Bauchi language of Central Nigeria.

Tiếng Tày[sửa]

Cách phát âm[sửa]

Danh từ[sửa]

ngang

  1. khăn vấn.

Tham khảo[sửa]

  • Lương Bèn (2011) Từ điển Tày-Việt[[2][3]] (bằng tiếng Việt), Thái Nguyên: Nhà Xuất bản Đại học Thái Nguyên