băng

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt[sửa]

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ɓaŋ˧˧ɓaŋ˧˥ɓaŋ˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ɓaŋ˧˥ɓaŋ˧˥˧

Phiên âm Hán–Việt[sửa]

Chữ Nôm[sửa]

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự[sửa]

Danh từ[sửa]

băng

  1. Nước đông cứng trong thiên nhiênnơikhí hậu lạnh.
    Đóng băng.
    Tảng băng.
    Tàu phá băng.
  2. Nhóm trộm cướpngười cầm đầu.
    Băng cướp.
  3. Nhóm ca sĩ, nhạc sĩ biểu diễn chung.
  4. Đoạn vải hoặc giấy... dàihẹp, dùng vào việc gì nhất định.
    Băng báo.
    Băng khẩu hiệu.
    Băng tang.
    Cắt băng khánh thành nhà máy.
    1. Băng vải dùng để làm kín vết thương, hoặc nói chung tất cả những thứ cần thiết để che giữ cho vết thương.
      Thay băng.
      Cuộn băng dính.
    2. Băng vải tẩm mực, quấn thành cuộn dùng để đánh máy chữ.
      Máy chữ đã thay băng.
    3. Băng từ (nói tắt).
      Thu tiếng vào băng.
      Xóa băng.
    4. (Hóa học) Khoảng tần số hoặc bước sóng tương đối xác định.
      Băng sóng trung.
      Máy thu ba băng.
  5. Băng đạn (nói tắt).
    Lắp đạn vào băng.
    Bắn một băng tiểu liên.
  6. Băng video, cassette.

Tính từ[sửa]

băng

  1. (Dùng sau tính từ, kết hợp hạn chế) Đạt mức độ hoàn toàn như thế trên khắp phạm vi được nói đến, như chẳng có gì ngăn cản nữa.
    Cánh đồng ngập trắng băng.
    Thẳng băng.

Phó từ[sửa]

băng

  1. (Dùng sau động từ) Thẳng một mạch theo đà, bất chấp trở ngại.
    Nước cuốn băng đi. Dòng thác chảy băng băng.
  2. (Dùng sau tính từ, kết hợp hạn chế) Đạt mức độ hoàn toàn như thế trên khắp phạm vi được nói đến, như chẳng có gì ngăn cản nữa.
    Cánh đồng ngập trắng băng.
    Thẳng băng.

Động từ[sửa]

băng

  1. Làm kín vết thương bằng.
    Băng cho thương binh.
    Băng vết thương.
  2. Vượt qua bằng con đường ngắn hơn, không theo lối đi sẵn có.
    Băng qua vườn.
  3. Vượt thẳng qua, bất chấp trở ngại.
    Vượt suối băng rừng.
    Băng mình qua lửa đạn.
  4. (Id.) Chết (nói về vua).
    Vua băng.

Dịch[sửa]

Tham khảo[sửa]

Tiếng Mã Liềng[sửa]

Cách phát âm[sửa]

Danh từ[sửa]

băng

  1. măng.