Bước tới nội dung

bác

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt

[sửa]

Cách phát âm

[sửa]
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ɓaːk˧˥ɓa̰ːk˩˧ɓaːk˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ɓaːk˩˩ɓa̰ːk˩˧

Chữ Nôm

[sửa]

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự

[sửa]

Danh từ

[sửa]

bác

  1. Anh hay chị của cha hay của mẹ mình.
    Con chú, con bác chẳng khác gì nhau. (tục ngữ)
  2. Từ chỉ một người đứng tuổi quen hay không quen.
    Một bác khách của mẹ.
    Bác thợ nề.

Đại từ nhân xưng

[sửa]

bác

  1. Ngôi thứ nhất khi xưng với cháu mình.
    Bố về, cháu nói bác đến chơi nhé.
  2. Ngôi thứ hai khi cháu nói với bác.
    Thưa bác, anh cả có nhà không ạ?
  3. Ngôi thứ ba, khi các cháu nói với nhau về bác chung.
    Em đưa thư này sang nhà bác nhé.
  4. Từ dùng để gọi người đứng tuổi.
    Bác công nhân, mời bác vào.
  5. Từ dùng để gọi người ngang hàng với mình trong giao thiệp giữa những người đứng tuổi.
    Bác với tôi là bạn đồng nghiệp.

Dịch

[sửa]

Động từ

[sửa]

bác

  1. Không chấp nhận.
    Bác đơn xin ân xá.
  2. Đun khannhỏ lửa.
    Bác trứng.

Tính từ

[sửa]

bác

  1. Rộng
    Bác ái: Lòng yêu hết mọi người mọi vật.

Tham khảo

[sửa]

Tiếng Mường

[sửa]

Đại từ

[sửa]

bác

  1. (Mường Bi) bác.

Tham khảo

[sửa]
  • Nguyễn Văn Khang, Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Mường - Việt[1], Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc Hà Nội

Tiếng Tày

[sửa]

Cách phát âm

[sửa]

Động từ

[sửa]

bác

  1. chặt.
  2. chém.

Đồng nghĩa

[sửa]

Danh từ

[sửa]

bác

  1. bát (tre, gỗ).

Tham khảo

[sửa]
  • Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí (2006) Từ điển Tày-Nùng-Việt (bằng tiếng Việt), Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội
  • Lương Bèn (2011) Từ điển Tày-Việt[[2][3]] (bằng tiếng Việt), Thái Nguyên: Nhà Xuất bản Đại học Thái Nguyên