Bước tới nội dung

ngã

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt

[sửa]

Cách phát âm

[sửa]
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ŋaʔa˧˥ŋaː˧˩˨ŋaː˨˩˦
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ŋa̰ː˩˧ŋaː˧˩ŋa̰ː˨˨

Chữ Nôm

[sửa]

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự

[sửa]

Danh từ

[sửa]

ngã

  1. (Dùng trước số) Chỗ có nhiều ngả đường, ngả sông toả đi các hướng khác nhau.
    Ngã năm.
    Ngã ba sông.
    Đứng trước ngã ba cuộc đời.
  2. Tên gọi một thanh điệu của tiếng Việt, được ký hiệu bằng dấu ~.
    Thanh ngã.
    Dấu ngã.

Từ dẫn xuất

[sửa]
chỗ có nhiều ngả đường
thanh điệu

Dịch

[sửa]
chỗ có nhiều ngả đường

Động từ

[sửa]

ngã

  1. Chuyển đột ngột, ngoài ý muốn, sang vị trí thân sát trên mặt nền, do bị mất thăng bằng.
    Đường trơn, bị ngã.
    Tuột tay, ngã nhào xuống đất.
    Bị đánh ngã.
    Chị ngã em nâng (tục ngữ).
  2. Chết (lối nói tránh, hoặc kiêng kị).
    Những chiến sĩ đã ngã xuống ngoài mặt trận.
    Đợt rét này trâu bò ngã nhiều.
  3. Không giữ vững được tinh thần, ý chí do không chịu nổi tác động từ bên ngoài.
    Nó bị ngã trước những cám dỗ tầm thường.
    Ngã lòng.
    Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo (tục ngữ).
  4. (Dùng trước danh từ, trong một vài tổ hợp) Xác định, dứt khoát, rõ ràng, không còn phải bàn cãi nữa.
    Bàn cho ngã lẽ.
    Ngã giá.
    Kết quả đã ngã ngũ.

Dịch

[sửa]
mất thăng bằng

Tham khảo

[sửa]