hồ
Giao diện
Tiếng Việt
[sửa]Cách phát âm
[sửa]Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
ho̤˨˩ | ho˧˧ | ho˨˩ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
ho˧˧ |
Các chữ Hán có phiên âm thành “hồ”
Chữ Nôm
[sửa](trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Danh từ
[sửa]hồ
- (Địa lý) Nơi trũng ở trong đất liền, sâu và rộng, chứa nước thường là ngọt.
- Hồ Hoàn Kiếm
- Hồ Tây ở Hà Nội
- Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân. (ca dao)
- (Từ cũ, nghĩa cũ) Bầu đựng rượu.
- Thơ lung túi, rượu lưng hồ. (ca dao)
- Cháo loãng nấu bằng gạo hoặc bằng bột.
- Ăn hồ, ăn cháo cho xong bữa.
- Có bột mới gột nên hồ. (tục ngữ)
- Chất dính dùng để dán.
- Quấy bột làm hồ.
- Mua một lo hồ về dán phong bì thư.
- Thứ nhạc cụ kéo như kéo nhị.
- Tiếng hồ trầm hơn tiếng nhị.
- Âm đầu trong năm âm của nhạc cổ Việt Nam.
- Hồ, xừ, xang, cống, xế.
- (Từ cũ, nghĩa cũ) Con cáo.
- Đàn hồ, lũ thỏ một ngày quét thanh. (Nông Đức Mạnh)
- Tiền người đánh bạc nộp cho chủ sòng bạc.
- Chứa thổ đổ hồ. (tục ngữ)
Dịch
[sửa]- nơi trũng ở trong đất liền
- Tiếng Anh: lake
- Tiếng Hà Lan: meer gt
- Tiếng Triều Tiên: 호수 (ho.su)
- Tiếng Nga: озеро (ózero) gt
- Tiếng Pháp: lac gđ
- Tiếng Tây Ban Nha: lago gđ
- chất dính
Từ liên hệ
[sửa]- nơi trũng ở trong đất liền
Động từ
[sửa]hồ
- Cho quần áo hoặc tơ, sợi vào nước có pha bột để cho cứng.
- Hồ sợi trước khi dệt.
- Nhúng quần áo vào nước có pha chất xanh nhạt.
- áo sơ-mi hồ lơ
Phó từ
[sửa]hồ
- Hầu như; gần như.
- Của thì như nước hồ vơi lại đầy. (ca dao)
- Hồ vui sum họp lại xa khơi. (Chu Mạnh Trinh)
Tham khảo
[sửa]- "hồ", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)
Tiếng Nùng
[sửa]Danh từ
[sửa]hồ
- (Nùng Inh) cổ.