cho
Tiếng Việt[sửa]
Cách phát âm[sửa]
Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
ʨɔ˧˧ | ʨɔ˧˥ | ʨɔ˧˧ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
ʨɔ˧˥ | ʨɔ˧˥˧ |
Chữ Nôm[sửa]
(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Động từ[sửa]
cho
- Chuyển cái sở hữu của mình sang người khác mà không đổi lấy gì cả.
- Anh cho em chiếc đồng hồ.
- cho quà
- Cho không, chứ không bán.
- Làm người khác có được, nhận được.
- cho điểm
- cho thời gian để chuẩn bị
- Lịch sử cho ta nhiều bài học quý.
- cho mấy roi (khẩu ngữ)
- Làm người khác có được điều kiện làm việc gì.
- Mẹ cho con bú.
- Chủ toạ cho nói.
- cho tự do đi lại
- cho nghỉ phép
- cho vay
- Làm tạo ra ở khách thể một hoạt động nào đó.
- Công nhân cho máy chạy.
- cho bò đi ăn
- cho người đi tìm
- Làm khách thể chuyển đến một chỗ nào đó.
- cho than vào lò
- Hàng đã cho lên tàu.
- cho thêm muối vào canh
- (Thường dùng trước là, rằng) Coi là, nghĩ rằng, một cách chủ quan.
- Đừng vội cho rằng việc ấy không ai biết.
- Ai cũng cho thế là phải.
- Tự cho mình có đủ khả năng.
- Cho là nó có tài, thì một mình cũng chẳng làm gì được. (khẩu ngữ)
- (Khẩu ngữ) (Dùng trong lời yêu cầu một cách lịch sự) Chuyển, đưa, bán cho (nói tắt).
- Anh cho tôi chiếc mũ để ở kia.
- Chị cho tôi một chục phong bì.
Đồng nghĩa[sửa]
Dịch[sửa]
- chuyển cái sở hữu của mình sang người khác
- Tiếng Anh: to give
- Tiếng Hà Lan: geven
- Tiếng Nga: давать (chưa hoàn thành) (davat’), дать (hoàn thành) (dat’)
- Tiếng Trung Quốc: 给
- Tiếng Pháp: donner
- Tiếng Tây Ban Nha: dar
- Tiếng Thái: ให้
- Tiếng Khmer: អោយ
- Tiếng Nhật: 上げる (あげる)
- làm người khác có được điều kiện làm việc gì
- Tiếng Anh: to let, to make
- Tiếng Hà Lan: laten
- Tiếng Trung Quốc: 让
Giới từ[sửa]
cho
- Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm đến hoặc đối tượng phục vụ của hoạt động, của cái vừa được nói đến.
- Gửi quà cho bạn.
- Mừng cho anh chị.
- Thư cho người yêu.
- Sách cho thiếu nhi.
- Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng chịu tác động, chịu ảnh hưởng của tính chất, trạng thái vừa được nói đến.
- Bổ ích cho nhiều người.
- Có hại cho công việc.
- Không may cho anh ta.
- Từ biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu, mục đích, mức độ nhằm đạt tới của việc vừa được nói đến.
- học cho giỏi
- làm cố cho xong
- chờ cho mọi người đến đủ
- nói cho cùng
- Từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả tự nhiên của việc vừa được nói đến.
- Vì mây cho núi lên trời... (ca dao)
- Không biết, cho nên đã làm sai.
- Từ biểu thị điều sắp nêu ra là hệ quả mà điều vừa nói đến có thể mang lại cho chủ thể.
- Ăn ở thế cho người ta ghét.
- Thà chẳng biết cho xong.
- Có khó khăn gì cho cam.
- Thà rằng thế cho nó đáng.
Dịch[sửa]
- từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm đến
- từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng chịu tác động
- từ biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu
Phó từ[sửa]
cho
- Từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ là có thể như thế.
- Mặc cho mưa gió, vẫn cứ đi.
- Vở kịch không hay gì cho lắm.
- Biết bao giờ cho xong?
- Từ biểu thị ý nhấn mạnh về một tác động không hay phải chịu đựng.
- Người ta cười cho đấy.
- Bị đánh cho một trận.
- Từ biểu thị một đề nghị, một yêu cầu, với mong muốn có được sự đồng ý, sự thông cảm.
- Để tôi đi cho.
- Ông thông cảm cho.
Tham khảo[sửa]
- "cho". Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)
Tiếng Gael Scotland[sửa]
Phó từ[sửa]
cho
Tiếng Mường[sửa]
Giới từ[sửa]
cho
- cho.