tán

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt[sửa]

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
taːn˧˥ta̰ːŋ˩˧taːŋ˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
taːn˩˩ta̰ːn˩˧

Phiên âm Hán–Việt[sửa]

Chữ Nôm[sửa]

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự[sửa]

Danh từ[sửa]

tán

  1. Vật có hình dáng là vành lớn.
    Tán đèn.
  2. Tàn lớn; vành che bóng mát.
    Tán che kiệu.
  3. Bộ của cây, tạo thành vòm lớn, có hình giống cái tán.
    Cây thông có tán hình tháp.
    Tán lá.
    Tán rừng.
    Hàng chè rộng tán.
  4. Kiểu cụm hoa có các nhánh cùng xuất phát từ một điểm chung trên trục chính, trông như cái tán.
    Cây mùi có hoa tán.
    Cuống tán.
  5. Vòng sáng mờ nhạt nhiều màu sắc bao quanh mặt trời hay mặt trăng do sự khúc xạphản chiếu ánh sáng qua màn mây.
    Trăng quầng thì hạn, trăng tán'thì mưa (tục ngữ).
  6. Thể văn cổ, nội dung ca ngợi công đức, sự nghiệp một cá nhân nào đó.
  7. (Phương ngữ) . Thuốc đông ydạng bột; thuốc bột.
    Cao đơn hoàn tán.

Động từ[sửa]

tán

  1. (Khẩu ngữ) Nói với nhau những chuyện linh tinh, không đâu vào đâu, cốt để cho vui.
    Đồng nghĩa với tán chuyện, tán gẫu.
    Ngồi tán chuyện.
    Tán hết chuyện]] này đến chuyện khác.
    Tán láo.
  2. Nói thêm thắt vào.
    Có một tán thành năm.
    Tán rộng ra, viết thành một bài báo.
  3. Nói khéo, nói hay cho người ta thích, chứ không thật lòng, cốt để tranh thủ, lợi dụng.
    Tán gái.
    Tán mãi mới vay được tiền.
  4. Nghiền cho nhỏ vụn ra.
    Tán thuốc.
  5. Đập bẹt đầu đinh ra để cho bám giữ chặt.
    Tán rivê.
    Đinh tán.
  6. (phương ngữ miền Nam) Tát, vả

Dịch[sửa]

Tham khảo[sửa]