đóng

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt[sửa]

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ɗawŋ˧˥ɗa̰wŋ˩˧ɗawŋ˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ɗawŋ˩˩ɗa̰wŋ˩˧

Chữ Nôm[sửa]

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự[sửa]

Động từ[sửa]

đóng

  1. Làm cho một vật dài, cứng, có đầu nhọn cắm sâuchắc vào một vật khác bằng cách nện mạnh vào đầu kia.
    Đóng đinh vào tường.
    Đóng cọc buộc thuyền.
    Đóng guốc (đóng đinh để đính quai vào guốc).
  2. Tạo ra bằng cách ghép chặt các bộ phận lại với nhau thành một vật chắc, có hình dáng, khuôn khổ nhất định.
    Đóng bàn ghế.
    Đóng giày.
    Đóng tàu.
    Đóng sách.
  3. (Kết hợp hạn chế) Ấn mạnh xuống để in thành dấu.
    Công văn có đóng dấu của cơ quan.
    Lí trưởng đóng triện.
  4. Làm cho kín lại và giữ chặtvị trí cố định bộ phận dùng để khép kín, bịt kín.
    Đậy nắp hòm và đóng lại.
    Đóng nút chai.
    Cửa đóng then cài.
  5. Bố trí nơi ăn ở, sinh hoạt ổn định (thường nói về quân đội).
    Bộ đội đóng trong làng.
    Đóng quân.
  6. (Kết hợp hạn chế) Làm cho mọi sự vận động, mọi hoạt động đều phải ngừng hẳn lại.
    Đóng máy lại.
    Đóng cửa hiệuvỡ nợ.
  7. Không để cho qua lại, thông thương.
    Đóng biên giới.
    Đóng hải cảng.
  8. Kết đọng lại thành cáitrạng thái cố định, có hình dáng không thay đổi.
    Mỡ đóng váng.
    Nước đóng băng.
    Ngô đã đóng hạt.
  9. Cho vào trong vật đựng để bảo quản.
    Đóng rượu vào chai.
    Bột được đóng thành gói.
    Đồ đạc được đóng hòm gửi đi.
  10. Mang vào thân thể bằng cách buộc, mắc thật chắc, thật sít.
    Đóng khố
    Đóng yên cương
    Đóng ách trâu.
  11. Thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hoặc màn ảnh bằng cách hoạt động, nói năng y như thật.
    Đóng vai chính.
    Đóng kịch.
    Đóng phim.
    Đóng một vai trò quan trọng.
  12. (Từ cũ) Mang một quân hàm, giữ một chức vụ tương đối ổn định nào đó trong quân đội.
    Đóng trung uý.
    Đóng tiểu đoàn trưởng.
    Đóng lon thiếu tá.
  13. Đưa (nộp) phần mình phải góp theo đúng quy định
    Đóng học phí.
    Đóng cổ phần.
    Đóng thuế.

Dịch[sửa]

Trái nghĩa[sửa]

Tham khảo[sửa]