vào
Giao diện
Tiếng Việt
[sửa]Cách phát âm
[sửa]Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
va̤ːw˨˩ | jaːw˧˧ | jaːw˨˩ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
vaːw˧˧ |
Chữ Nôm
[sửa](trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Từ nguyên
[sửa]Từ tiếng Việt trung cổ ꞗĕào.
Động từ
[sửa]vào
- Di chuyển đến một vị trí ở phía trong, ở nơi hẹp hơn, hoặc ở phía nam trong phạm vi nước Việt Nam.
- Bắt đầu trở thành người ở trong một tổ chức nào đó.
- Bắt đầu tiến hành, tham gia một loại hoạt động nào đó, hoặc (kết hợp hạn chế) bước sang một đơn vị thời gian mới.
- Tỏ ra đã theo đúng, không ra ngoài các quy định.
- Vào quy củ.
- Vào khuôn phép.
- Công việc đã vào nền nếp.
- (Dùng trước danh từ, trong một vài tổ hợp làm phần phụ của câu) Ở trong khoảng thời gian xác định đại khái nào đó.
- Thuộc một loại nào đó trong một hệ thống phân loại, đánh giá đại khái.
- (Học tập?) Thu nhận được, tiếp thu được.
- (Bóng đá?) Đá quả bóng vào khung thành của đội đối phương.
- Sút! Vào! (bình luận viên)
Đồng nghĩa
[sửa]- vô (phương ngữ Nam bộ; phương ngữ Trung bộ)
Giới từ
[sửa]vào
- Từ biểu thị sự vật hoặc điều sắp nêu ra là cái hướng tới, cái làm căn cứ cho hoạt động, cho điều vừa nói đến.
Phó từ
[sửa]vào
- (Khẩu ngữ; dùng ở cuối câu hoặc cuối phân câu) Từ biểu thị ý yêu cầu người đối thoại hãy làm việc gì đó với mức độ cao hơn, nhiều hơn.
- (Khẩu ngữ; thường dùng sau lắm hay nhiều, ở cuối câu hoặc cuối phân câu). Từ biểu thị ý phê phán, chê trách về một việc làm thái quá, với hàm ý dẫn đến hậu quả không hay là dĩ nhiên.
Tham khảo
[sửa]- "vào", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)