ca
Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
Tiếng Việt[sửa]
Từ nguyên[sửa]
ca9 (danh từ)
- Bắt nguồn từ từ tiếng Pháp ka (tên gọi trong tiếng Pháp của tự mẫu k).
Cách phát âm[sửa]
Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
kaː˧˧ | kaː˧˥ | kaː˧˧ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
kaː˧˥ | kaː˧˥˧ |
Phiên âm Hán–Việt[sửa]
Các chữ Hán có phiên âm thành “ca”
Chữ Nôm[sửa]
(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Từ tương tự[sửa]
Danh từ[sửa]
ca
- Đồ đựng dùng để uống nước, có quai, thành đứng như thành vại.
- Rót nước vào ca.
- Uống một ca nước.
- Dụng cụ đong lường, có tay cầm, dung tích từ một phần tư lít đến một, hai lít.
- Phiên làm việc liên tục được tính là một ngày công ở xí nghiệp hoặc cơ sở phục vụ.
- Một ngày làm ba ca.
- Làm ca đêm.
- Giao ca.
- Toàn thể những người cùng làm trong một ca, nói chung.
- Năng suất của toàn ca.
- (Cũ) Trường hợp bệnh, trong quan hệ với việc điều trị.
- Ca cấp cứu.
- Mổ hai ca.
- ca kiểm thử
- Điệu hát dân tộc cổ truyền ở một số địa phương Trung Trung Bộ, Nam Bộ, Huế.
- Bài ca vọng cổ.
- Bài văn vần ngắn, thường dùng để hát hoặc ngâm.
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố calcium (canxi).
- Tên gọi của tự mẫu K/k.
Từ viết tắt[sửa]
ca, CA
Động từ[sửa]
ca
- Hát (thường nói về những điệu cổ truyền ở miền trung Trung Bộ và Nam Bộ).
- Ca một bài vọng cổ.
- Ca khúc khải hoàn (hát mừng thắng trận trở về, khi chiến tranh kết thúc).
- (Lóng) Mắng
- Chuyến này về thế nào ông bô cũng ca cho một bài!
Dịch[sửa]
- hát
Tham khảo[sửa]
- Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)