đầu

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt[sửa]

Wikipedia tiếng Việt có bài viết về:

Từ nguyên[sửa]

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ɗə̤w˨˩
ɗəw˧˧ɗəw˨˩
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ɗəw˧˧

Phiên âm Hán–Việt[sửa]

Chữ Nôm[sửa]

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự[sửa]

Danh từ[sửa]

Phần đầu của một con hươu cao cổ.
Đầu máy xe lửa.

đầu

  1. (Giải phẫu học) Phần trên cùng của cơ thể con người hay phần trước nhất của cơ thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.
    • 1938, Hồ Biểu Chánh, “Chương III”, trong Lời thề trước miễu[1]:
      Ông Hương trưởng quá chén, ông gặm cái đầu gà chưa xong, nên ông cứ ép khách, chớ ông ăn không được.
    • La Quán Trung, “Hồi 33”, trong Tam quốc diễn nghĩa, Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính[2]:
      Đi đến Thượng Lộ thì bị Đô uý Vương Viêm giết, đem đầu đến dâng Tào Tháo.
  2. (Dùng hạn chế trong một số tổ hợp) Đầu của con người, coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức.
    Vấn đề đau đầu.
    Cứng đầu.
  3. Phần có tóc mọc ở trên đầu con người; tóc (nói tổng quát).
    Gãi đầu gãi tai.
    Chải đầu.
    Mái đầu xanh.
    Đầu bạc.
    • 1932, Phan Khôi, Tình già, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 122[3]:
      Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau than thở
    • Nguyễn Dữ, “Chuyện nghiệp-oan của Đào-thị”, trong Truyền kỳ mạn lục, bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện[4]:
      Hàn-than sợ phải cạo trọc đầu và mặc đồ nâu sồng, trốn đến tu ở chùa Phật-tích, (chùa Thầy); giảng kinh thuyết kệ, chỉ mấy tháng đã lảu thông lắm.
  4. Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật.
    Đầu máy bay.
    Trên đầu tủ.
    Sóng bạc đầu.
    • 1937, Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa[5], NXB Đời nay:
      Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo đặt lên đầu phản.
  5. Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian.
    Đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh.
    Nhà ở đầu làng.
    Đầu mùa thu.
    Những ngày đầu tháng.
    • Phạm Đình Hổ, “Thác oan”, trong Vũ trung tùy bút, bản dịch của Nguyễn Hữu Tiến[6]:
      Ông có cái nhà tranh năm gian, đầu phía đông là phòng vợ chồng người con trưởng, tên là Doãn Bạt.
  6. Phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật.
    Hai bên đầu cầu.
    Nắm một đầu dây.
    Trở đầu đũa.
    • 1939, Ngô Tất Tố, “Chương IV”, Tắt đèn[7], NXB Mai Lĩnh:
      Rồi hai ông hằm hằm túm lấy đầu thừng, sền sệt điệu anh Dậu xuống thềm.
  7. Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời điểm khác.
    Hàng ghế đầu.
    Lần đầu.
    Tập đầu của bộ sách.
    Đếm lại từ đầu.
    Dẫn đầu.
  8. Từ dùng để chỉ từng đơn vị để tính bình quân về người, gia súc, đơn vị diện tích.
    Sản lượng tính theo đầu người.
    Mỗi lao động hai đầu lợn.
    Tăng số phân bón trên mỗi đầu mẫu.
  9. Từ dùng để chỉ từng đơn vị máy móc, nói chung.
    Đầu máy khâu.
    Đầu video.
    Đầu đọc.
    Đầu câm.
  10. (Khẩu ngữ) Đầu video (nói tắt).
    Đầu đa hệ.

Từ dẫn xuất[sửa]

Dịch[sửa]

Động từ[sửa]

đầu

  1. (Kết hợp hạn chế) Theo.
    Đầu Phật (đi tu).
  2. (Khẩu ngữ) Đầu hàng (nói tắt).
    Thà chết không đầu giặc.
    • Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên (bản Quốc ngữ 2082 câu)[8]:
      Ghét đời thúc quí phân băng,
      Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.

Tính từ[sửa]

đầu

  1. Ở phía trên cùng, phía trước, ở thởi điểm trước, lúc đầu.

Dịch[sửa]

Tham khảo[sửa]